Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực mà không thể cải thiện bằng việc đeo kính. Vậy nguyên nhân của nhược thị là gì và cách điều trị như thế nào? Cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nhược thị là gì?
Nhược thị, hay còn được gọi là bệnh mắt lười, là tình trạng giảm thị lực không thể cải thiện bằng kính đeo hoặc kính áp tròng, và cũng không do bất kỳ bệnh lý nào về mắt gây ra. Nhược thị thường xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi có thể xảy ra ở hai mắt.
“Nhược thị chức năng” là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng nhược thị có thể hồi phục bằng điều trị,
“nhược thị thực thể” là thuật ngữ được dùng chỉ tình trạng nhược thị không thể hồi phục. Nhược thị nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời bằng biện pháp thích hợp thì khả năng vẫn có thể phòng tránh và phục hồi.
Phân loại dựa vào mức độ thị lực, chia làm 3 loại:
- Nhược thị mức độ nhẹ: Thị lực từ 20/40 đến 20/30.
- Nhược thị mức độ trung bình: Thị lực từ 20/200 đến 20/50.
- Nhược thị mức độ nặng: Thị lực dưới 20/200.
Nguyên nhân gây nhược thị là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra nhược thị, bao gồm:
Lác mắt
Lác mắt là tình trạng hai mắt không nhìn về cùng một hướng. Khi mắt lác và 1 trong hai mắt không di chuyển khớp với mắt còn lại thì não bộ có thể bỏ qua hình ảnh từ mắt lác để tránh nhìn đôi. Điều này có thể dẫn đến nhược thị ở mắt lác.
Tật khúc xạ
Tình trạng tật khúc xạ không được điều trị, đặc biệt là bất đồng khúc xạ (hai mắt có độ khúc xạ khác nhau), có thể khiến não bộ chỉ nhận được hình ảnh rõ nét từ một mắt, dẫn đến ức chế sự phát triển thị giác của mắt kia, gây nhược thị.
Tắc nghẽn của trục thị giác
Một số tình trạng làm ảnh hưởng đến chức năng thị giác đều có thể là suy giảm thị lực và dẫn đến mờ mắt, gồm:
- Sụp mí mắt: Mí mắt rủ xuống, che khuất tầm nhìn của một mắt.
- Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể bị đục, cản trở ánh sáng đi vào mắt.
- Các vấn đề khác về giác mạc như sẹo giác mạc,..
Yếu tố rủi ro khác
Một số yếu số rủi ro khác có thể dẫn đến nhược thị như:
- Tiền sử gia đình mắc nhược thị
- Sinh non hoặc sinh không đủ cân
- Nhiễm trùng trong thai kỳ hoặc sau sinh
- Chậm phát triển
Triệu chứng của bệnh nhược thị
Các triệu chứng của bệnh nhược thị có thể bao gồm:
Mờ mắt
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của nhược thị. Mắt nhược thị có thể nhìn mờ hơn mắt kia hoặc cả hai mắt đều mờ, có thể đi kèm tình trạng đau đầu, gây có khăn trong sinh hoạt thường ngày
Mỏi mắt
Khi mắt hoạt động thường xuyên thì người bệnh có thể cảm thấy mỏi mắt, nhức đầu, đặc biệt là khi nhìn tập trung vào một vật thể trong thời gian dài như điện thoại, máy tính, sách,…
Lác mắt
Lác mắt là tình trạng hai mắt không nhìn về cùng một hướng dẫn đến thị lực bị suy giảm. Lác mắt cũng có thể là dấu hiệu của nhược thị, đặc biệt là ở trẻ em.
Nheo mắt
Do bị suy giảm tầm nhìn nên người bệnh nhược thường xuyên nheo mắt khi nhìn, đặc biệt là khi nhìn vào ánh sáng mạnh hoặc khi nhìn xa.
Nghiêng đầu hoặc cổ
Khi thị lực một bên mắt bị suy giảm, người bệnh có thể nghiêng đầu hoặc cổ sang phía mắt có thị lực tốt hơn khi nhìn để điều chỉnh tầm nhìn.
Khó khăn trong việc nhận thức chiều sâu
Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá khoảng cách giữa các vật thể.
Ảnh hưởng của bệnh nhược thị
Nhược thị làm suy giảm thị lực, cản trở sinh hoạt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lâu dần có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mắt. Nếu không được điều trị, nhược thị có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn ở mắt bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhược thị có thể dẫn đến mất thị lực hai mắt, gây mù lòa vĩnh viễn.
Thăm khám và chẩn đoán bệnh nhược thị
Để chẩn đoán nhược thị, bệnh nhân sẽ được tiến hành các kiểm tra để chẩn đoán như:
- Đo thị lực mắt.
- Kiểm tra khúc xạ.
- Thực hiện kiểm tra thị giác hai mắt và khả năng vận động của mắt.
- Khám sức khỏe mắt, xét nghiệm bổ sung.
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhược thị, vì vậy trẻ cần được chú trọng khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần, sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị, kiểm soát kịp thời.
Phương pháp điều trị bệnh nhược thị
Để điều trị nhược thị, cần phải điều trị theo nguyên tắc chung là hạn chế sử dụng bên mắt có thị lực tốt, tạo điều kiện kích thích bên mắt còn lại để thị lực phát triển bị thường và tiếp tục giải các nguyên nhân gây nên nhược thị.
Điều trị bệnh nguyên nhân
Cần điều trị các nguyên nhân có thể gây nên nhược thị như tật khúc xạ, cận thị, loạn thị, hoặc đục thuỷ tinh thể.
Tạo điều kiện để mắt hoạt động
Cách điều trị của nhược thị là kích thích sự hoạt động của mắt, nếu phương pháp này nếu được thực hiện sớm và đúng cách thì mắt sẽ có thể hồi phục lại như bình thường.
Phương pháp bịt mắt
- Che mắt khỏe mạnh trong một khoảng thời gian nhất định để buộc não bộ phải sử dụng mắt nhược thị.
- Thời gian che mắt sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của nhược thị và hiệu quả điều trị.
Phương pháp gia hạt
Phương pháp này sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc kính mắt được đặc chế để làm mờ mắt còn tốt. Kích thích việc sử dụng mắt bị nhược thị để nhìn.
Kích thích dùng mắt nhược thị
Sử dụng các bài tập thị giác để kích thích và cải thiện chức năng của mắt nhược thị. Sử dụng kính đeo đủ số và thường xuyên, chơi các trò chơi kích thích thị giác như tô màu, vẽ tranh.
Lời khuyên từ bác sĩ khi bị nhược thị
Bệnh nhân nhược thị cần được điều trị bằng những bài tập mắt hiệu quả để kích thích sự hoạt động của bên mắt bị nhược thị, đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi cần có sự phối hợp hiệu quả giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Nhược thị nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa trị khỏi càng cao, nhất là đối với trẻ em đang phát triển, giai đoạn trước 8 tuổi là giai đoạn vàng để điều trị ở trẻ.
Cần tái khám theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian điều trị bệnh để bác sĩ có thể nắm được tình hình bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn.
Trên đây là những thông tin về bệnh nhược thị, nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, Bệnh nhân có thể liên hệ đến Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được giải đáp ngay nhé!
Tìm hiểu thêm: