Cận thị là tật khúc xạ phổ biến ở Việt Nam, gây suy giảm thị lực nặng nề ở nhiều lứa tuổi. Cùng tìm hiểu xem dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh tật cận thị cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng qua bài viết dưới đây nhé.
Cận thị là gì?
Cận thị (myopia) là khái niệm chỉ tật khúc xạ mà người bệnh có thể nhìn rõ khi vật ở gần và mờ dần khì nhìn ra xa.
Cận thị có thể mắc phải ở nhiều độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở lứa tuổi đi học, học sinh từ 12 đến 18 tuổi. Trong lứa tuổi đang phát triển, nếu không được chăm sóc vào bảo vệ mắt đúng cách thì độ cận có thể tiến triển rất nhanh. Sau 18 tuổi, độ cận sẽ trở nên ổn định và ít tiến triển hơn.
Để biết chính xác độ cận, cần khám và kiểm tra mắt, bệnh nhân cận thị có thể khắc phục thị lực tạm thời bằng cách đeo kính cận hoặc kính áp tròng.
Các mức độ cận thị
Dựa theo độ cận mà chia cận thị ra các mức độ như:
- Cận nhẹ: Dưới -3.00 diop
- Cận vừa: Từ -3.25 đến -6.00 diop
- Cận nặng: Trên -6.00 diop
Nguyên nhân dẫn đến cận thị
Để mắt có thể nhìn thấy được, hình ảnh thu được bằng mắt sẽ được hội tụ ở võng mạc, não bộ sẽ phân tích các hình ảnh để nhận biết được hình ảnh bên ngoài. Khi mắt bị cận, ảnh của vật khi hội tụ ở phía trước võng mạc thay vì nằm trên võng mạc, từ đó gây suy giảm thị lực.
Các yếu tố có thể dẫn đến cận thị:
- Yếu tố di truyền: Nếu trẻ em có ba mẹ bị cận thị thì cũng sẽ có nguy cơ mắt cận thị cao hơn người bình thường. Tuy nhiên cũng không hoàn toàn là trẻ em sẽ bị di truyền cận thị từ cha mẹ.
- Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với môi trường có nhiều ánh sáng mạnh, tia UV từ mặt trời có thể làm suy yếu mắt, tăng nguy cơ mắt cận thị.
- Sinh hoạt, chăm sóc mắt không đúng cách: Sử dụng mắt quả tải, học tập đọc sách, sử dụng điện thoại, TV, máy tính quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ cận thị.
Dấu hiệu nhận biết khi bị cận thị
Cận thị có thể được bệnh nhân nhận biết qua các dấu như như:
- Mắt mờ khi nhìn vật ở xa: tầm nhìn bị suy giảm khi nhìn các vật ở xa như biển báo, đèn đường,…
- Cân phải nheo mắt để nhìn rõ các vật ở xa.
- Thường xuyên mỏi mắt khi mắt nhìn tập trung lâu, gây khô và mỏi mắt.
- Thường xuyên đau đầu: việc mỏi mắt có thể dẫn đến đau đầu.
- Thường xuyên chớp mắt: liên tục chớp mắt trong khoảng thời gian ngắn cũng là dấu hiệu tiềm ẩn của cận thị.
- Thường xuyên ngứa và chảy nước mắt.
- Tầm nhìn kém hơn vào ban đêm.
Các biến chứng thường gặp khi bị tật cận thị
Cận thị tuy không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng lại mang đến nhiều bất tiện cũng như biến chứng tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực.
- Gây nhiều bất tiện và giảm chất lượng cuộc sống, khó khăn khi tham gia các hoạt động thường ngày, thể thao, bơi lội.
- Thường xuyên mỏi mắt: Cận thị nặng có thể khiến bệnh nhân mỏi mắt liên tục.
- Có thể gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người khi tham gia giao thông.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như: Bong võng mạc, tăng nhạc áp, đục thuỷ tinh thể,…. Có thể dẫn đến mù lòa.
Chẩn đoán cận thị ở mắt
Tật cận thị có thể chẩn đoán thông qua các phương pháp khám mắt cơ bản:
- Kiểm tra tầm nhìn: Bệnh nhân sẽ được kiểm tra tầm nhìn thông qua bảng đo thị lực. Bệnh nhân sẽ ngồi ở khoảng cách cố định, sau đó đọc các con chữ theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm tra tầm nhìn.
- Kiểm tra khúc xạ: bác sĩ sẽ kiểm tra khúc xạ để biết được độ kính mà bệnh nhân cần đeo.
- Khám mắt trong: bác sĩ sẽ sử dụng một thấu kính có đèn để kiểm tra tình trạng của võng mạc và thần kinh thị giác. Bác sĩ sẽ sử dụng nhỏ thuốc vào mắt để làm giãn võng mạc và thần kinh thị giác mở rộng tầm nhìn tốt hơn. Sau khi nhỏ giãn đồng tử, mắt bệnh nhân sẽ nhạy cảm với ánh sáng nên cần đeo kính râm vài giờ sau khi nhỏ thuốc.
Điều trị cận thị
Bệnh nhân bị tật cận thị sẽ có tầm nhìn kém, vì vậy cần điều trị để khắc phục thị lực để bệnh nhân có thể sinh hoạt như bình thường:
- Sử dụng kính cận: Đây là phương pháp phổ biến để khắc phục tật cận thị tạm thời. Bệnh nhân sẽ thông qua kính cận để nhìn rõ vật.
- Kính áp tròng: Bên cạnh kính cận, kính áp tròng cũng được sử dụng để khắc phục tật cận thị tạm thời. Tuy nhiên, cách sử dụng và bảo quản kính áp tròng cũng khó và phức tạp hơn kính cận thông thường.
- Phẫu thuật khúc xạ:
- Phẫu thuật LASIK: tạo một vạt mỏng bằng dao phẫu thuật vi phẫu cơ học, sau đó dùng tia Laser Excimer để loại bỏ mô giác mạc để khắc phục.
- Femtosecond LASIK: Dùng Femtosecond Laser tạo vạt giác mạc (thay vì dùng dao vi phẫu cơ học) kết hợp chiếu Laser Excimer để điều chỉ giác mạc.
- ReLEx SMILE: Phương pháp này không tạo vạt giác mạc hoặc loại bỏ biểu mô. Bác sĩ sẽ sử dụng tia Femtosecond Laser để tạo lõi mô và vết mổ nhỏ chỉ 2-4mm, sau đó bác sĩ sẽ rút lõi mô để điều chỉnh tật khúc xạ.
Làm thế nào để phòng tránh cận thị ở mắt?
Phòng ngừa cận thị là việc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho mắt của bạn. Dưới đây là một số lưu ý để giúp bạn phòng tránh cận thị:
- Bảo vệ mắt khỏi tia UVA, UVB từ ánh nắng mặt trời.
- Đeo kính mắt bảo vệ khi phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
- Khám và kiểm tra mắt thường xuyên 6 tháng 1 lần
- Bố trí ánh sáng phù hợp khi đọc sách và làm việc.
- Để mắt nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý khi làm việc.
- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho mắt.
- Tăng cường rèn luyện và tập thể thao để có sức đề kháng tốt.
- Thăm khám thường xuyên nếu có các tình trạng sức khoẻ như huyết áp cao hoặc tiểu đường.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
Cận thị là tật khúc xạ gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, khi phát hiện những dấu hiệu của cận thị, hãy nhanh chóng thăm khám để được kiểm soát độ cận và điều trị đúng cách. Để biết thêm thông tin cũng như đặt lịch hẹn thăm khám, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng thông qua Hotline tư vấn 02363 656 519 hoặc 0916 137 756