Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ? Biến chứng và lưu ý

Cận thị nặng không những gây nhiều cản trở đến sinh hoạt thường ngày khi người bệnh bị phụ thuộc hoàn toàn vào kính cận mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe thị lực khác. Cùng tìm hiểu vấn đề cận thị nặng và mức độ nguy hiểm của cận thị nặng cùng Bệnh Viện Mắt Việt An Đà Nẵng qua bài viết này nhé.

Cận bao nhiêu độ được xem là nặng?

Mức độ cận thị sẽ dựa vào độ diop để xác định thông qua việc kiểm tra và đo khúc xạ, cụ thể:

  • Cận thị nhẹ: Từ -0.25 diop đến -3 diop.
  • Cận thị vừa: từ -3.25 diop đến – 6 diop.
  • Cận thị nặng: trên – 6.25 diop

Người có độ cận – 6, 25 thì được xem là có độ cận nặng, nếu tiến triển đến -10 diop thì lúc này phần nhãn cầu của mắt đã bị thoái hoá và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa.

Mắt cận nặng nhất là bao nhiêu độ cận?

Trên thực tế độ cận có thể tiến triển lên đến vài chục độ cận, và sẽ không có khái niệm về độ cận nặng nhất.

Bên cạnh đó, cận thị còn được chia thành các mức độ như cận thị đơn thuần, cận ban đêm, cận thị giả, cận thị thứ phát và cận thị thoái hóa.

Cận thị thoái hoá được xem là mức độ nặng nhất và nguy hiểm nhất.

Hình ảnh mắt bị cận thị nặng
Hình ảnh mắt bị cận thị nặng

Cận thị bao nhiêu độ thì bị mù?

Theo chuyên gia nhãn khoa, nếu người có độ cận -50 diop thì bệnh nhân sẽ bị xem là mù vì lúc này bệnh nhân là mất hoàn toàn khả năng về thị lực, dù có đeo kính cũng không khắc phục được.

Từ độ cận -20 diop, bệnh nhân đã có nguy cơ mắc các bệnh lý như: thoái hoá võng mạc cận thị, bong võng mạc, nhược thị, đục thuỷ tinh thể,… Độ cận càng cao thì việc điều trị càng khó và có nguy cơ suy giảm thị lực nặng dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. Vì vậy, nếu người bệnh có độ cận cao thì cần nên thăm khám thường xuyên để kiểm soát độ cận để tránh trường hợp độ cận tăng cao dẫn đến mù lòa.

Cận thị nặng gây ra những hệ lụy gì?

Cận thị nặng có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe thị lực như:

  • Nhược thị: Là một biến chứng phổ biến thường gặp ở người bị cận thị nặng và có độ chênh lệch giữa 2 bên mắt cao. Nhược thị gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.
  • Lác luân phiên, lác ngoài: Mắt lác (hay lé) là biến chứng khi bị cận thị, nguyên nhân là do đồng tử cũng mắt bị lệch ra khỏi trục nhãn cầu.
  • Tăng nhãn áp: Là bệnh có nguy cơ gặp ở người cận trên 8 diop và có nguy cơ có thể dẫn đến mù lòa. Tăng nhãn áp là hiện tượng trục nhãn cầu bị dài ra dẫn đến làm kéo căng các dây thần kinh thị giác, lâu ngày dẫn đến các dây thần kinh ở đây sẽ bị lỏng lẻo và yếu.
  • Thoái hoá điểm vàng: Độ cận cao cũng mang theo nguy cơ bị thoái hoá điểm vàng do các mạch máu bị thay đổi dẫn đến tổn thương do võng mạc bị kéo giãn. Người bị thoái hoá điểm vàng sẽ mất khả năng nhìn chi tiết các vật thể, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến mù lòa.
  • Đục thuỷ tinh thể: Đây là tình trạng phổ biến nhất ở người cao tuổi và ở những người bị cận thị nặng.
Bị cận thị nặng gây ra rất nhiều nguy hiểm cho người mắc, cần điều trị kịp thời
Bị cận thị nặng gây ra rất nhiều nguy hiểm cho người mắc, cần điều trị kịp thời

Các phương pháp điều trị cho người bị cận thị nặng và chống chỉ định

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho nhiều trường hợp bị cận với những độ cận cao, cụ thể:

Tuỳ theo độ cận mà bệnh nhân sẽ được chỉ định loại phẫu thuật khúc xạ phù hợp và không thuộc trường hợp chống chỉ định như:

  • Bệnh nhân dưới 18 tuổi
  • Người mắc các bệnh lý cấp tính, mãn tính tại mắt như: viêm giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, bệnh giác mạc chóp, xuất huyết võng mạc…
  • Độ cận không ổn định
  • Phụ nữ đang mang thai,…

Bệnh nhân nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám mắc để được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp và các trường hợp chống chỉ định cụ thể.

Cận thị nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, vì vậy cần phải quan sát và theo dõi sự tiến triển của độ cận để kịp thời phát hiện và điều trị. Nếu có bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào hãy liên hệ với Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được tư vấn.

Bài viết có hữu ích không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *