Tật khúc xạ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, chuẩn đoán và cách điều trị

Theo số liệu ghi nhận, hiện nay Việt Nam có hơn 3 triệu trẻ em bị mắc các tật khúc xạ. Độ tuổi mắc tật khúc xạ ngày càng trẻ hoá và tăng mạnh, chủ yếu ở nhóm học sinh, sinh viên. Vậy tật khúc xạ là gì? dấu hiệu và cách phòng tránh tật khúc xạ là gì? Mời bạn cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là khái niệm để chỉ các rối loạn thị lực, khi hệ thống quang của mắt không hoạt động đúng cách, dẫn đến việc hình ảnh không được lấy nét đúng vị trí trên võng mạc. Khi bị tật khúc xạ ở mắt, hình ảnh sẽ được lấy nét trước hoặc sau võng mạc, dẫn đến việc nhìn mờ hoặc nhìn kép hình ảnh.

Tật khúc xạ được chia thành 4 loại:

  • Cận thị: tiêu điểm ảnh hội tụ ở phía trước võng mạc
  • Viễn thị: tiêu điểm ảnh hội tụ ở phía sau võng mạc
  • Loạn thị: tiêu điểm ảnh hội tụ nhiều điểm trên võng mạc
  • Lão thị: do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể gây nên suy giảm thị lực ở người cao tuổi.
Tật khúc xạ
Tật khúc xạ có 4 loại phổ biến

Có thể bạn quan tâm: Tật khúc xạ ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Những nguyên nhân gây ra tật khúc xạ ở mắt

Có 2 nguyên nhân phổ biến gây nên tật khúc xạ:

  • Do di truyền, bẩm sinh
  • Sinh hoạt và môi trường

Yếu tố di truyền: Nhiều trẻ em bị mắc tật cận thị từ rất sớm do được di truyền từ bố mẹ, bố mẹ bị mắc các tật khúc xạ thì khả năng cao sẽ di truyền cho con cái.

Yếu tố môi trường và sinh hoạt: Đây là yếu tố chủ yếu dẫn đến sự phát triển của các tật cận thị. Cac trường hợp mắc tật khúc xạ có thể do: sinh hoạt không đúng cách; ngồi sai tư thế; tiếp xúc các thiết bị điện tử quá nhiều; học tập, đọc sách trong môi trường thiếu sáng,…

Bên cạnh đó, có thể kể đến các nguyên nhân như: tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với các nguồn ánh sáng mạnh, lão hoá tuổi tác,…các bệnh lý về mắt như viêm võng mạc, thoái hóa võng mạc, hoặc bệnh lý thủy tinh thể cũng có thể gây ra tật khúc xạ.

Những nguyên nhân gây ra tật khúc xạ ở mắt
Sử dụng thiết bị điện tử quá thường xuyên và không cho mắt nghỉ ngơi đúng cách sẽ dẫn đến cận thị

Dấu hiệu, triệu chứng của tật khúc xạ

Triệu chứng nhận biết đầu tiên của tật khúc xạ là thị lực bị suy giảm, các triệu chứng có thể kể đến như:

  • Không nhìn rõ các vật ở gần, ở xa hoặc không rõ cả gần và xa, đôi khi là hình ảnh vật bị chồng chéo, méo mó.
  • Thường xuyên phải nheo mắt nếu muốn nhìn rõ vật.
  • Nhìn quá lâu vào một vật sẽ có hiện tượng mỏi mắt.

Tật khúc xạ được kiểm tra và chẩn đoán như thế nào?

Để xác định được tật khúc xạ một các chính xác, bệnh nhân cần sự thăm khám và chẩn đoán từ các bác sĩ tại các bệnh viện mắt uy tín

Kiểm tra mắt

Tại các bệnh viện mắt, bệnh nhân sẽ được kiểm tra thị lực thông qua máy đo khúc xạ và bảng thị lực:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được nhìn bảng thị lực ở một khoảng cách nhất định (thường là 5m) để kiểm tra khả năng nhìn.
  • Bước 2: Sau đó, căn cứ vào kết quả mà bác sĩ sẽ chọn loại kính phù hợp cho bệnh nhân thử.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả để xác định độ khúc xạ của bệnh nhân.

Kiểm tra khúc xạ

Bệnh nhân sẽ được kiểm tra mắt bằng máy đo khúc xạ tự động, bệnh nhân sẽ được kiểm tra mắt trực tiếp với máy đo và cho ra phiếu kết quả với các ký hiệu sau:

  • R hoặc OD (Oculus Dexter): Mắt phải.
  • L hoặc OS (Oculus Sinister): Mắt trái.
  • SPH (Sphere): Độ cầu của mắt, cho biết độ cận hoặc viễn của mắt. Độ cầu mang dấu trừ (-) thể hiện mắt bị cận thị. Độ cầu mang dấu cộng (+) thể hiện mắt bị viễn thị.
  • CYL (Cylinder): Độ trụ của mắt, cho biết độ loạn của mắt. Mang dấu trừ (-) cho thấy độ cận loạn, mang dấu (+) cho thấy độ viễn loạn.
  • AX (Axis): Trục của độ loạn thị ở mắt khi mắt bị loạn.
  • ADD: Độ tăng thêm giữa độ nhìn xa và nhìn gần khi mắt bị lão thị.
  • Diopters: Được sử dụng để xác định công xuất quang học của kính.
  • PD: Tổng của 2 khoảng cách tính từ giữa sống mũi đến vị trí đồng tử mỗi mắt và được tính theo đơn vị mm.

Các bài kiểm tra khác

Ngoài 2 phương pháp trên, các bác sĩ còn có thể áp dụng cách đánh giá khúc xạ mắt thông qua việc soi bóng đồng tử ở bệnh nhân không khó trao đổi như trẻ em, người người khuyết tật, người mất nhận thức.

Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ là kính hiển vi và chiếu ánh sáng vào mắt bệnh nhân.

Từ kết quả của các ống kính khác nhau trong khi quan sát phản xạ ánh sáng hoặc phản chiếu trong mắt bệnh nhân và cho ra được kết quả tật khúc xạ của mắt.

Tật khúc xạ được điều trị như thế nào?

Thông thường, cách để khắc phục tật khúc xạ là sử dụng kính đeo để giúp bệnh nhân nhìn rõ vật. Tuy nhiên đây chỉ là các tạm thời và không điều trị được tật khúc xạ ở mắt. Điều điều trị tật khúc xạ thì có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật, khắc phục các vấn đề về thị lực.

Phẫu thuật Lasik

Phẫu thuật Lasik là pháp áp dụng công nghệ Laser Excimer điều trị các tật khúc xạ như cận, viễn, loạn…

Bác sĩ sẽ tạo vạt giác mạc bằng dao vi phẫu cơ học tự động. Sau đó, bác sĩ sẽ chiếu Laser Excimer để tạo hình giác mạc. Cuối cùng bác sĩ sẽ lật vạt giác mạc về trị trí cũ.

Phương pháp phẫu thuật Lasik có những ưu điểm như:

  • Phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, không đau, không chảy máu
  • Có độ an toàn và chính xác cao
  • Thời gian phẫu thuật nhanh chóng, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày
  • Thị lực được phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật
  • Chi phí thấp

Phẫu thuật Femtosecond LASIK

Phẫu thuật Femtosecond LASIK là phương pháp áp dụng công nghệ tia laser Femtosecond Laser để tạo vạt giác mạc thay cho dao vi phẫu. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng tia Laser Excimer để tạo hình giác mạc.

Phương pháp phẫu thuật Femtosecond LASIK có những ưu điểm như:

  • Phẫu thuật hoàn toàn bằng laser, đảm bảo độ chính xác hơn so với dùng dao.
  • Tiết kiệm chiều dày giác mạc
  • Thị lực phục hồi nhanh sau khi phẫu thuật
  • Phù hợp với nhiều trường hợp như: độ cận cao, giác mạc mỏng, giác mạc cong.

Phẫu thuật ReLEx Smile

Phẫu thuật ReLEx Smile là phương pháp phẫu thuật tiên tiến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ rạch 1 vết cắt siêu nhỏ 2mm bằng laser rồi tiến hành rút lõi mô để điều trị cận thị.

Phương pháp phẫu thuật Relex Smile có những ưu điểm như:

  • An toàn và ít xâm lấn
  • Không tạo vạt giác mạc, bảo tồn cấu trúc tự nhiên của giác mạc.
  • Thời gian hồi phục nhanh, chăm sóc hậu phẫu đơn giản.
  • Hạn chế tối đa biến chứng về vạt giác mạc.
  • Kết quả xoá cận tốt, tỷ lệ tái cận thấp

Phòng tránh các tật khúc xạ như thế nào?

Tật khúc xạ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại mang đến nhiều phiền toàn và bát tiện trong cuộc sống, vì vậy cần chủ động phòng tránh các tật khúc xạ:

  • Áp dụng quy tắc 20-20-20: Theo đó khi tập trung làm việc trên các thiết bị điện tử sẽ dễ gây mỏi mắt và khô mắt. Để bảo vệ đôi mắt, bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20: cứ 20 phút phải nhìn ra xa 20 feet (xa khoảng 7m) trong 20 giây.
  • Tia UV từ ánh sáng mặt trời cũng là tác nhân gây hại cho mắt nếu tiếp xúc quá lâu, hãy sử dụng kính râm để bảo vệ mắt khi ra ngoài, ngay cả khi trời mát, có nhiều mây để bảo vệ mắt khỏi tia UVA và tia UVB.
  • Đảm bảo môi trường học tập, làm việc đủ điều kiện ánh sáng,duy trì thói quen điều chỉnh khoảng cách với mắt tầm 50-60cm khi đọc sách và làm việc.
  • Bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và DHA, beta-carotene, lutein rất cần thiết cho mắt.
  • Thường xuyên thực hiện các bài tập mắt như xoay mắt theo hình vòng tròn, nhìn xa, nhìn gần, nhìn qua cửa sổ để tập trung vào vật thể xa…để thư giãn các cơ xung quanh mắt, giúp mắt được trở nên linh hoạt hơn.
  • Thăm khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và ngăn ngừa từ sớm các bệnh về mắt.

Nếu muốn biết thêm thông tin về các tật khúc xạ thường gặp, liên hệ ngay với Bệnh viện mắt Việt An Đà Nẵng để được tư vấn thêm.

Bài viết có hữu ích không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *