Đục thủy tinh thể: nguyên nhân, dấu hiệu, và cách điều trị

Đục thuỷ tinh thể là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Hiện tại đục thuỷ tinh thể có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, giúp khôi phục lại thị lực cho bệnh nhân. Hãy cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu về vấn về này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm thủy tinh thể

Thuỷ tinh thể có thể hiểu là một thấu kính trong suốt, có dạng 2 mặt lồi, nằm ở vị trí sau mống mắt. Thuỷ tinh thể không có mạch máu nên được nuôi dưỡng thông qua cơ chế thẩm thấu.

Thuỷ tinh thể trong mắt có chức năng chính là điều tiết ánh sáng, cho ánh sáng đi xuyên qua và hội tụ ở võng mạc, từ đó não bộ ghi nhận hình ảnh đế chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật.

đục thủy tinh thể
Đục thuỷ tinh thể

Đục thủy tinh thể là bệnh gì?

Đục thuỷ tinh thể hay còn được gọi là bệnh cườm mắt, cườm khô, cườm đá… là tình trạng thuỷ tinh thể bị mờ và không còn giữ được độ trong suốt ban đầu, ánh sáng khó đi qua và hội tụ tại võng mạc, khiến thụ lực của người bị đục thuỷ tinh thể suy yếu.

Nếu đục thuỷ tinh thể tiếp tục phát triển và ngày càng bị đục mờ, khiến ánh sáng khó xuyên qua thì sẽ có thể dẫn đến suy giảm thị lực nặng và dẫn đến mù lòa.

đục thủy tinh thể
Đục thuỷ tinh thể là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi

Phân loại đục thủy tinh thể

Tuỳ theo nguyên nhân bệnh mà người ta sẽ phân loại bệnh đục thuỷ tinh thể

Đục thủy tinh thể ở người già

Tuổi tác là nguyên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đục thuỷ tinh thể, phần lớn người bệnh đục thuỷ tinh thể điều ở độ tuổi trên 40, nguyên nhân là do tình trạng lão hoá tự nhiên của cơ thể.

đục thủy tinh thể
Đục thuỷ tinh thể ở người già

Đục thủy tinh thể do bệnh lý

Các bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì… có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể.

đục thủy tinh thể
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể.

Bệnh đục thủy tinh thể do bị chấn thương

Các chấn thương mắt có thể dẫn đến bệnh đục thuỷ tinh thể

đục thủy tinh thể
Chấn thương mắt có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh

Trẻ sơ sinh có thể bị đục thuỷ đi thể do di truyền hoặc người mẹ mắc bệnh giang mai lúc đang mang thai.

đục thủy tinh thể
Trẻ em cũng có thể bị di truyền đục thuỷ tinh thể

Tham khảo các bài viết liên quan:

Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể

Nguyên nhân nguyên phát

  • Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh liên và quan tới các yếu tố di truyền
  • Đục thuỷ tinh do quá trình lão hoá từ nhiên của cơ thể, thường gặp ở độ tuổi trung niên trên 50.
đục thủy tinh thể
Phần lớn nguyên nhân đục thuỷ tinh thể là do tuổi tác

Nguyên nhân thứ phát

  • Mắc các bệnh về mắt như bệnh viêm màng bồ đào
  • Chất thương liên quan đến mắt
  • Sử dụng thuốc có các thành phần như corticoid, nhóm statin, amiodarone,…
  • Mắc các bệnh toàn thân như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp.
  • Mắt thường xuyên tiếp xúc với các tia tử ngoại, ánh sáng mạnh.
đục thủy tinh thể
Tiếp xúc lâu với tia UV có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể.

Các nguyên nhân liên quan khác

  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cho mắt
  • Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá
  • Thường xuyên stress, tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm
đục thủy tinh thể
Ăn uống thiếu chất có thể dẫn đến suy yếu sức khỏe thị lực

Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể

Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết đục thuỷ tinh thể:

  • Thị lực suy giảm, mắt mờ hơn , khó tập trung khi muốn nhìn vật.
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng và hay bị loá mắt, khó hình hơn nếu ở trong bóng râm.
  • Mắt xuất hiện tình trạng nhìn đôi, nhìn thành nhiều vật.
  • Mắt bị mờ như có màng sương che trước mắt.
  • Các triệu chứng có thể xuất hiện ở một mắt hoặc cả hai bên mắt
đục thủy tinh thể
Nhìn mờ là dấu hiệu của bệnh đục thuỷ tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm ra sao?

Thuỷ tinh thể nếu không được điều trị đúng cách, lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đục thuỷ tinh thể nặng có thể dẫn đến tăng nhãn áp, nguy cơ gây vỡ bao và viêm màng bồ đào, mắt sẽ trở nên đau đớn dữ dội.

Tình trạng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến thần kinh mắt và rất khó phục hồi trở lại, có thể dẫn đến mù lòa.

Phần thuỷ tinh thể bị đục lâu này có thể dẫn đến bị xơ cứng hình thành viêm, thoái hoá và rất khó phẫu thuật.

đục thủy tinh thể
Đục thuỷ tinh thể có thể dẫn đến mù lòa

Hướng dẫn chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể

Để chẩn đoán đục thuỷ tinh thể người ta thường sử dụng phương pháp soi đáy mắt. Đục thuỷ tinh thể có màu đục xám, trắng,… Bác sĩ sẽ đánh giá hồng đồng tử thông qua đèn soi đáy mắt ở khoảng cách 30cm để phát hiện dấu hiệu đục thuỷ tinh thể

Đục thủy tinh thể nhiều có thể làm mất ánh hồng đồng tử, bệnh nhân sẽ được khám sinh hiển vi để nhận dạng được vị trí, đặc điểm và mức độ đục.

đục thủy tinh thể
Chẩn đoán đục thuỷ tinh thể

Phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Các phương pháp điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể:

  • Phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể.
  • Phẫu thuật đặt thuỷ tinh thể nhân tạo vào mắt.

Thường xuyên kiểm tra mắt và sử dụng kính đeo có thể hỗ trợ thị lực trong giai đoạn tiến triển của bệnh đục thuỷ tinh thể. Sử dụng thêm thuốc tra giãn đồng tử phenylephrine 2,5% mỗi 4 – 8 tiếng có thể hiệu quả với các trường hợp đục khu trú vùng trung tâm nhưng ít được sử dụng.

Tìm hiểu chi tiết: Mổ đục thủy tinh thể: chỉ định, quy trình và lưu ý cần biết

Người bệnh có thể sử dụng ánh sáng gián tiếp khi đọc giúp cải thiện thị lực khi nhìn gần.

Phẫu thuật Phaco giúp điều trị đục thuỷ tinh thể, bệnh nhân có thể cải thiện thị lực hiệu quả ngay sau phẫu thuật.

đục thủy tinh thể
Điều trị đục thuỷ tinh thể

Trên đây là thông tin về bệnh đục thuỷ tinh thể, nguyên nhân và cách điều trị. Đục thuỷ tinh thể nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu quan tâm và cần tư vấn thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được giải đáp ngay nhé!

Bài viết có hữu ích không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *