Đục thuỷ tinh thể là một bệnh nguy hiểm gây suy giảm thị lực và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị đục thuỷ tinh thể hiệu quả, giúp bệnh nhân hồi phục thị lực. Vậy mổ đục thuỷ tinh thể là như thế nào? Cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- 1 Khái niệm mổ đục thủy tinh thể
- 2 Lý do nên mổ đục thủy tinh thể ở người bệnh
- 3 Đối tượng nào nên áp dụng mổ đục thủy tinh thể
- 4 3 phương pháp mổ đục thủy tinh thể hiện đại, an toàn
- 5 Quy trình 4 bước mổ đục thủy tinh thể
- 6 Hiệu quả sau khi mổ mắt đục thủy tinh thể là gì
- 7 Hướng dẫn phục hồi mắt sau khi phẫu thuật
- 8 Lưu ý biến chứng khi mổ đục tinh thể
- 9 Hỏi đáp về mổ đục thủy tinh thể
Khái niệm mổ đục thủy tinh thể
Mổ đục thuỷ tinh thể là phương pháp sử dụng các thủ thuật nhằm tác động và điều trị, loại bỏ phần thuỷ tinh thể bị đục để hồi phục thị lực cho người bệnh. Hiện nay phẫu thuật điều trị đục thuỷ thể được thực hiện nhanh chóng, an toàn và người bệnh có thể ra về trong ngày.
Thuỷ tinh thể bình thường có kết cấu trong suốt, đục thuỷ tinh thể sẽ làm mất đi độ trong suốt và làm suy giảm tầm nhìn của người bệnh. Vì vậy mổ đục thuỷ tinh thể sẽ là giải giáp điều trị hiệu quả bệnh và giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Lý do nên mổ đục thủy tinh thể ở người bệnh
Khi mắt bị bệnh đục thuỷ tinh thể, tầm nhìn sẽ bị mờ, nhoè, gây ảnh hưởng và cản trở đến các hoạt động thường ngày. Vì vậy phẫu thuật sẽ giúp khôi phục lại thị lực bình thường cho người bệnh, còn giúp ngừa các biến chứng của bệnh.
Bệnh đục thuỷ tinh thể còn có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh khác như thoái hoá điểm vàng, võng mạc tiểu đường, vì vậy cẩn phẫu thuật để có thể điều trị các bệnh khác.
Đối tượng nào nên áp dụng mổ đục thủy tinh thể
Những đối tượng thường được chỉ định phẫu thuật đục thuỷ tinh thể gồm:
Người có thị lực dùng kính dưới 20/40
Các trường hợp đục thuỷ tinh thể và thị lực bị suy giảm đến ngưỡng dưới 20/40 sẽ được chỉ định phẫu thuật khúc xạ. Chỉ số 20/40 trên bảng đo thị lực Snellen thể hiện rằng bệnh nhân chỉ có thể đọc các ký tự, chữ cái tại dòng đó ở khoảng cách 6 mét, trong khi thị lực của người bình thường có thể đọc từ khoảng cách 12 mét.
Ở Việt Nam, thường sẽ quy ra thang điểm 10, tương đương người có thị lực 5/10 sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Người có thị lực giảm nhiều, khó khăn sinh hoạt
Người người bị ảnh hưởng thị lực nhiều từ đục thuỷ tinh thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng được khuyến khích nên phẫu thuật để hồi phục lại thị lực.
Để đánh giá được thị lực của người bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra tầm nhìn thông qua phương pháp đọc biểu đồ, kiểm tra sáng chói hoặc mờ để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến thị lực.
3 phương pháp mổ đục thủy tinh thể hiện đại, an toàn
Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật điều trị đục thuỷ tinh thể phổ biến: Phaco, ICCE, phẫu thuật ngoài bao.
Phương pháp Phaco
Phẫu thuật Phaco được xem là phương pháp phổ biến nhất để điều trị đục thuỷ tinh thể. Trong phẫu thuật phaco, bác sĩ sẽ rạch 1 vết nhỏ ở góc giác mạc, sau đó dùng sóng siêu âm để tán nhuyễn phần thuỷ tinh thể bị đục và hút ra ngoài. Một thuỷ tinh thể nhân tạo sẽ được đưa vào vị trí thuỷ tinh thể vừa mới được hút ra, giúp cải thiện thị lực cho bệnh nhân.
Phẫu thuật ICCE
Phẫu thuật ICCE hay còn gọi là phẫu thuật đục thủy tinh thể trong bao là phương pháp rạch một đường lớn ở vùng vùng giao điểm của củng mạc và giác mạc để lấy khối thuỷ tinh thể bị đục ra ngoài. Sau phẫu thuật bệnh nhân cần phải đeo thêm kính hội tụ để nhìn vật, hiện nay thì phương pháp này không được áp dụng nhiều nữa.
Phương pháp phẫu thuật ngoài bao
Đây là phẫu thuật mà bác sĩ sẽ rạch 1 phần trên của mắt sau đó loại bỏ phần nhân cứng ra trước và hút chất đục ra sau, thay thế bằng một thuỷ tinh thể nhân tạo để khắc phục thị lực cho bệnh nhân.
Quy trình 4 bước mổ đục thủy tinh thể
Phẫu thuật đục thuỷ được thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm tra thị lực, làm xét nghiệm
Khi bệnh nhân được chỉ định thực hiện phẫu thuật mổ đục thuỷ tinh thể thì sẽ cần thực hiện các bước kiểm tra thị lực và làm xét nghiệm liên quan:
- Xét nghiệm máu
- Khám tổng quát, dựa vào tình trạng bệnh lý toàn thân của bệnh nhân mà sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm và chẩn đoán bổ sung.
- Siêu âm mắt, đo công suất giác mạc để lựa chọn thuỷ tinh thể.
Nếu kết quả bệnh nhân đáp ứng được mổ đục thuỷ tinh thể thì bác sĩ sẽ tư vấn loại thuỷ tinh thể nhân tạo phù hợp để bệnh nhân lựa chọn và đặt lịch phẫu thuật với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… thì cần điều trị trước khi phẫu thuật.
Bước 2: Tiến hành mổ đục thủy tinh thể
Quá trình mổ đục thuỷ tinh thể được tiến hành như sau:
- Bác sĩ nhỏ thuốc giãn đồng tử và mắt bệnh nhân.
- Tiến hành gây tê, tiêm thuốc giảm đau và tạo cảm giác tỉnh táo, thoải mái cho bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật.
- Tiến hành thực hiện các thao tác lấy thuỷ tinh thể bị đục ra ngoài và thay thế thuỷ tinh thể nhân tạo vào đúng vị trí.
Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể được thực hiện nhanh, chỉ từ 10-15 phút, người bệnh sau khi phẫu thuật sẽ ở lại theo dõi trong và giờ và được ra về ngay trong ngày.
Bước 3: Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ theo dõi và kê các loại thuốc chống viêm, thuốc nhỏ mắt cho bệnh nhân, ngoài ra sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần đeo miếng che mắt và kính bảo vệ mắt trong vài ngày và tắm chắn bảo vệ mắt khi ngủ cho đến khi mắt hoàn toàn hồi phục..
Sau khi phẫu thuật, mắt bệnh nhân sẽ chưa thích ứng được nên vẫn còn tình trạng nhìn kém, nhìn mờ, sau vài ngày thì tầm nhìn sẽ được cải thiện. Các triệu chứng như ngứa, khó chịu mắt có thể xuất hiện và tự hết sau vài ngày, bệnh nhân cần giữ mắt tránh va chạm và tác động đến mắt.
Nếu xuất hiện các tình trạng sau, vui lòng liên hệ bác sĩ ngay để được kiểm tra:
- Thị lực kém hoặc gần như mất thị lực.
- Đau mắt kéo dài, không bớt dù đã dùng thuốc giảm đau.
- Sưng phù mí mắt.
- Xuất hiện ánh sáng nổi trước mắt.
Bước 4: Đánh giá kết quả
Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả phẫu thuật thông qua tình trạng hồi phục của vết thương, tình trạng mắt và khắc phục các biến chứng nếu có.
Tham khảo các bài viết liên quan:
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh: nguyên nhân và cách điều trị
- Đục thủy tinh thể ở người trẻ: nguyên nhân và cách điều trị
- Đục thủy tinh thể ở người già: nguyên nhân và cách điều trị
Hiệu quả sau khi mổ mắt đục thủy tinh thể là gì
Sau khi phẫu thuật đục thuỷ tinh thể:
- Bệnh nhân sẽ cải thiện thị lực, mức độ hiệu quả còn tùy thuộc vào tình trạng đáy mắt và giác mạc của bệnh nhân.
- Thị lực tốt giúp bệnh nhân có thể thoải mái thực hiện các công việc và sinh hoạt hàng ngày như đọc sách, lái xe,…
Hướng dẫn phục hồi mắt sau khi phẫu thuật
Tái khám với bác sĩ
Người bệnh sau khi phẫu thuật sẽ cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Thường là vài ngày sau phẫu thuật, rồi theo tuần, theo tháng,..
Điều trị tại nhà sau phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc mắt tại nhà, Bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tham gia lại các hoạt động thường ngày như:
- Lái xe.
- Bơi lội.
- Trang điểm trên mắt.
- Khiêng vác vật nặng.
Bệnh nhân cũng cần lưu ý các phương pháp điều trị mắt tại nhà sau phẫu thuật.
- Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc kê đơn theo bác sĩ.
- Không để mắt dính nước, dầu gội, sữa tắm hay quá chất.
- Không dụi mắt hoặc tác động lên mắt.
- Đeo kính râm bảo vệ mắt khi đi ra ngoài.
- Đeo tấm chắn bảo vệ mắt theo khuyến cáo của bác sĩ.
Lưu ý biến chứng khi mổ đục tinh thể
Sau khi phẫu thuật đục thuỷ tinh thể, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng cần lưu ý.
Mờ mắt
Mờ mắt sau mổ phaco là dấu hiệu thường gặp và thường tự hết sau vài ngày hoặc có thể lâu hơn tùy trường hợp.
Mất thị lực
Một số ít trường hợp, phẫu thuật đục thuỷ tinh thể không hiệu quả và người bệnh không hồi phục thị lực hoặc có thị lực kém hơn sau khi phẫu thuật. Điều này có thể xảy ra với những bệnh nhân có bệnh về mắt sau khi phẫu thuật.
Tình trạng song thị cũng có thể gặp phải sau phẫu thuật, não cần phải điều chỉnh mới có thể nhìn rõ được vật.
Bong võng mạc
Bong võng mạc là một nguy có có thể gặp phải khi phẫu thuật đục thuỷ tinh thể. Các triệu chứng bong võng mạc:
- Cảm thấy có hiện tượng ruồi bay trước mắt.
- Nhìn thấy những đốm sáng trên mắt.
- Cảm giác trong mắt như có một bức màng mờ phía trước.
Hỏi đáp về mổ đục thủy tinh thể
Những câu hỏi thường gặp về mổ đục thuỷ tinh thể
Đục thủy tinh thể cần mổ không
Có, đục thuỷ tinh thể sẽ làm thị lực bị uý yếu và nếu để kéo dài thì sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến mắt và mổ đục thuỷ tinh thể giúp người bệnh hồi phục thị lực để có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày một cách thoải mái nhất.
Có cần nằm viện khi mổ đục thủy tinh thể không?
Mổ đục thuỷ tinh thể thường là phẫu thuật trong ngày, sau khi mổ xong bệnh nhân chỉ cần ở lại bệnh viện vài giờ sau khi phẫu thuật. Sau đó bác sĩ kiểm tra thấy không có gì bất thường thì sẽ được cho xuất viện.
Có yêu cầu gì về việc kiêng khem đồ uống khi phẫu thuật không?
Có.
Bệnh nhân nên nhịn ăn trong vòng 12 giờ trước phẫu thuật, bệnh nhân cũng nên kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu bia trước khi phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật bệnh có tái phát không?
Mổ đục thủy tinh thể hoàn toàn sẽ không tái phát lại vì phần thủy tinh thể đục đã được loại bỏ và thay thế bằng thuỷ tinh thể nhân tạo.
Trên đây là thông tin về các phương pháp mổ đục thuỷ tinh thể. Nếu bệnh nhân quan tâm và cần tư vấn thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được giải đáp ngay nhé!