Đục thủy tinh thể bẩm sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Đục thuỷ tinh thể tưởng chừng chỉ có thể gặp phải ở người lớn tuổi, nhưng không ít trường hợp trẻ em cũng bị đục thuỷ tinh thể. Cùng Bệnh viện mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu về đục thuỷ tinh thể bẩm sinh ở trẻ em là gì và có chữa được không qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh là trẻ em từ khi sinh ra đã có sẵn điểm đục trong thuỷ tinh thể. Ở trường hợp thông thường, thuỷ tinh thể sẽ có trạng thái trong suốt cho phép ánh sáng xuyên qua và tập trung ở võng mạc, đục thuỷ tinh thể khiến ánh sáng vào mắt bị cản trở khiến mắt nhìn kém, nhìn mờ.

Nếu đục thuỷ tinh xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời thì sẽ được gọi là đục thuỷ tinh thể bẩm sinh. Đục thuỷ tinh thể có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 mắt gọi là thuỷ tinh thể đơn phương hoặc thuỷ tinh thể song phương. Đa phần trẻ thường mắt đục thuỷ tinh thể đơn phương, 1 mắt sẽ nhìn kém và mắt còn lại thì bình thường.

đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh

6 lý do gây ra bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh

Hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đục thuỷ tinh thể bẩm sinh, một số nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng này:;

  • Nguyên nhân do di truyền: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trong gia đình có người mắc đục thuỷ tinh thể thì trẻ em cũng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn bình thường.
  • Nguyên nhân do dị tật bẩm sinh: Một số hội chứng bất thường trên nhiễm sắc thể như hội chứng down, hội chứng loạn sản ngoại bì, … cũng có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể bẩm sinh.
  • Nguyên nhân do nhiễm trùng trong quá trình mang thai: Nếu người mẹ có mắc các bệnh nhiễm trùng như :Bệnh giang mai, HIV ,bệnh rubella, bệnh sởi, sùi mào gà ,thủy đậu,… cũng làm tăng nguy cơ bị đục thuỷ bẩm sinh ở trẻ.
  • Nguyên nhân do các chấn thương trong thai kỳ: Các chấn thương tác động lên thai kỳ thì cũng có thể dẫn đến mắt của của thai nhi bị thương.
  • Nguyên nhân do hạ đường huyết trong thai kỳ: Những thai phụ bị đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt bệnh thì có thể dẫn đến ảnh hưởng đến cả sức khoẻ mẹ và bé.
  • Nguyên nhân do sinh non: Với những trẻ sinh trước 37 tuần thì sẽ dễ mắc các vấn đề về sức khoẻ hơn.
đục thủy tinh thể bẩm sinh
Trẻ em có thể bị di truyền đục thuỷ tinh thể

Phân loại đục thủy tinh thể bẩm sinh

Phân loại đục thuỷ tinh thể như sau:

Đục thủy tinh thể cực trước

Đục thủy tinh thể cực trước nằm ở phần phía trước ống kính của mắt và thường có liên kết đến các đặc điểm di truyền. Đây là loại đục thuỷ tinh thể quá nhỏ để can thiệp phẫu thuật.

đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thuỷ tinh thể ở trẻ

Đục thủy tinh thể bẩm sinh cực sau

Đục thủy tinh thể bẩm sinh cực sau được xác định nằm phía trước và có liên kết đến các đặc điểm di truyền.

đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thuỷ tinh thể ở trẻ

Đục thủy tinh thể hạt nhân

Đục thuỷ tinh thể xuất hiện ở vùng trung tâm và dạng chủ yếu của đục thuỷ tinh thể bẩm sinh.

đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thuỷ tinh thể

Đục thủy tinh thể Cerulean

Đục thủy tinh thể Cerulean thông thường được tìm thấy cả trong 2 mắt của trẻ và được phân biệt bởi những chấm nhỏ hoặc chấm xanh trong ống kính.

đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thuỷ tinh thể cerulean

Biểu hiện trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh

Những biểu hiện triệu chứng sớm cho thấy trẻ bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh:

  • Thị lực giảm: Trẻ nhìn kém, nhìn mờ, thường phải nhìn lâu mới thấy rõ vật. Nếu trẻ lớn hơn thì có thể cho trẻ đi kiểm tra thị lực.
  • Lóa mắt: Trẻ bị đục thuỷ tinh thể sẽ gây lóa mắt, đau đầu và gây khó chịu ở mắt.
  • Khả năng nhìn gần tốt hơn nhìn xa: Biểu hiện ban đầu của đục thuỷ tinh thể thường giống cận thị, vì vậy trẻ sẽ nhìn gần tốt hơn nhìn xa.
  • Lác mắt: Đục thuỷ tinh thể có thể khiến trẻ bị lác nhẹ.

Một số biểu hiện của trẻ theo tuổi như:

  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: nhìn chậm, không nhìn theo vật.
  • Trẻ trên 3 tuổi: Phải đưa mắt lại mọi thứ để nhìn rõ.
  • Đối với trẻ đi học thì học lực kém cho ảnh hưởng của thị lực.
đục thủy tinh thể bẩm sinh
Dấu hiệu đục thuỷ tinh thể ở trẻ em

Cách chẩn đoán trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh

Cách để chẩn đoán đục thuỷ tinh thể ở trẻ:

  • Khám tổng quát mắt
  • Sử dụng các thăm dò hình ảnh: Khi có các nghi ngờ đục thuỷ tinh thể bẩm sinh ở trẻ, bác sĩ nhãn khoa sẽ trực tiếp khám mắt bị giãn và siêu âm mắt để xác định đục thủy tinh thể và xác định các cấu trúc bất thường nếu có khác ảnh hưởng đến võng mạc.
đục thủy tinh thể bẩm sinh
Chẩn đoán đục thuỷ tinh thể ở trẻ em

Hướng dẫn phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh

Lưu ý trước khi phẫu thuật

  • Thị giác của trẻ sẽ khó hồi phục lại nếu không được điều trị đục thuỷ tinh thể sớm trong những năm đầu đời.
  • Sau khi lấy bỏ thuỷ tinh thể bị đục nếu không được hiệu chỉnh sớm thì thị lực sẽ không thể hồi phục lại một cách bình thường.
  • Thông thường không thể xác định được nguyên nhân của đục thuỷ tinh thể bẩm sinh ở trẻ, nhưng bệnh lại thường xuất hiện kèm theo với một vài bệnh toàn thân khác.
  • Điều trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ nhỏ còn tuỳ theo hình thái và mức độ của bệnh. Hầu hết các trường hợp, để loại bỏ thuỷ tinh thể đục thì điều phải tiến hành phẫu thuật.
đục thủy tinh thể bẩm sinh
Lưu ý khi phẫu thuật đục thuỷ tinh thể cho trẻ

Lưu ý về phương pháp phẫu thuật đối với trẻ nhỏ

  • Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể ở trẻ cần phải gây mê toàn thân và có thể ảnh hưởng đến tim mạch và các bộ phận khác, cấu trúc mắt của trẻ cũng khác với người trưởng thành.
  • Loại bỏ thuỷ tinh thể bằng cách hút phần thuỷ tinh thể bị đục ra khỏi mắt vì thuỷ tinh thể trẻ thì không có nhân cứng bên trong.
  • Phẫu thuật lấy thủy tinh thể không đặt kính nội nhãn ở trẻ em được thực hiện qua 1 vết mổ nhỏ ở vùng rìa giác mạc
  • Phẫu thuật lấy thủy tinh thể và đặt thấu kính nội nhãn: thấu kính nội nhãn là một mảnh mềm được làm bằng chất liệu Acrylic, an toàn và được đặt trong mắt thông đường mổ nhỏ chỉ 3mm.
đục thủy tinh thể bẩm sinh
Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể cho trẻ

Lưu ý ngay sau phẫu thuật

  • Độ khúc xạ: Cần hiệu chỉnh độ khúc xạ càng sớm càng tốt, kiểm tra độ khúc xạ thường xuyên và đều đặn, thực hiện mỗi 6 tháng cho đến khi trẻ trưởng thành.
  • Chứng nhược thị: Đa phần trẻ nhỏ khi đã bị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh đều sẽ bị nhược thị ít nhiều và cần thời gian để thị lực quen dần với việc nhìn vật trong một khoảng thời gian.
đục thủy tinh thể bẩm sinh
Lưu ý sau khi mổ đục thuỷ tinh thể

Hướng dẫn chăm sóc sau khi mổ đục thủy tinh bẩm sinh

  • Sau khi phẫu thuật, trẻ cần được khám mắt và theo dõi định kỳ. Nếu phát hiện có các vấn đề như nhược thị thì phải điều trị sớm.
  • Sau khi phẫu thuật thì trẻ thường sẽ phải dùng thêm kính áp tròng nhằm giúp trẻ có được thị lực tốt hơn, sau phẫu thuật trẻ có thể khó chịu trong khoảng 24 – 48 giờ đầu và cần sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt để mỗi 2 – 4h/lần để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể cần điều trị thâm bằng phương pháp bịt mắt và tập luyện.
  • Tránh để xà phòng, nước,.. dinh lên mắt, tránh để trẻ chạm vào mắt sẽ ảnh hưởng đến mức độ phục hồi.
  • Các phương pháp điều trị đục thuỷ tinh thể hiện đại giúp trẻ hồi phục thị lực hiệu quả, vì vậy cần phát hiện sớm bệnh để điều trị đúng cách và kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho mắt.
đục thủy tinh thể bẩm sinh
Tái khám sau khi phẫu thuật

Lưu ý biến chứng khi điều trị đục thủy tinh bẩm sinh bằng phẫu thuật

Sau khi trẻ phẫu thuật có thể gặp các biến chứng sau:

  • Viêm màng bồ đào: Đây là biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể ở trẻ, thấu kính nội nhãn sau khi được đặt vào mắt có thể hình thành các phản ứng viêm, tăng tỷ lệ tăng sinh của tế bào biểu mô thủy tinh thể.
  • Đục bao sau: Nếu không cắt mở bao sau thì sẽ rất hay gặp tình trạng này.
  • Glocom: Đây là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật đục thể thủy tinh ở trẻ nhỏ.
  • Bong võng mạc: Là một biến chứng hiếm gặp nhưng thường rất nguy hiểm, nếu trẻ gặp biến chứng này thì cần thăm khám và điều trị ngay.
đục thủy tinh thể bẩm sinh
Trẻ em có thể bị nhược thị sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể

Đục thể thủy tinh bẩm sinh ở trẻ là bệnh hiếm gặp của trẻ, khi phát hiện trẻ bị đục thuỷ tinh thể thì cần tiến hành điều trị loại bỏ thuỷ tinh thể bị đục càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến thị lực sau này của trẻ. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, vui lòng liên hệ Bệnh viện mắt Việt An Đà Nẵng để được tư vấn và giải đáp ngay nhé!

Tham khảo các bài viết liên quan:

Bài viết có hữu ích không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *