Nhược thị ở người lớn: nguyên nhân và cách điều trị

Nhược thị ở người lớn ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, tỷ lệ người lớn bị nhược thị cũng ngày càng gia tăng. Vậy nguyên nhân và triệu chứng nhược thị ở người trưởng thành như thế nào, cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị ở người lớn

Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh nhược thị ở người lớn có thể để đến như:

  • Các vấn đề gây đục môi trường quan học của mắt và khiến ánh sáng tới mắt bị chênh lệch điều có thể là nguyên nhân gây nên nhược thị, có thể để đến như: sụp mí mắt, sẹo giác mạc, đục thuỷ tinh thể,…
  • Lác mắt: Lác mắt là nguyên nhân dẫn đến nhược thị phổ biến, sự chênh lệch giữa hai mắt gây nên thói quen nhìn sai, dẫn đến nhược thị. Lác trong có nguy cơ gây nhược thị cao hơn lác ngoài.
  • Bệnh lý như tật khúc xạ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhược thị ở người lớn.
  • Lệch khúc xạ: Đây là tình trạng giữa 2 bên mắt, khi 2 bên mắt có độ khúc xạ không đồng điều với nhau và có sự chênh lệch lớn, nhược thị có thể xảy ra ở bên mắt có độ khúc xạ cao hơn.
  • Người bệnh đồng thời có nhiều nguyên nhân như vừa nêu trên sẽ có nguy cơ bị nhược thị cao hơn.
Nhược thị ở người lớn
Nhược thị ở người lớn

Triệu chứng nhược thị ở người lớn

Những triệu chứng nhược thị ở người lớn:

  • Giảm thị lực ở một mắt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của nhược thị ở người lớn. Người bệnh có thể nhìn mờ hoặc méo mó ở một mắt, nhưng thị lực của mắt kia thường bình thường, trường hợp nặng thì có thể bị ở cả hai bên mắt
  • Mỏi mắt: Người bệnh có thể cảm thấy mỏi mắt, nhức mắt hoặc đau đầu khi cố gắng tập trung nhìn vào một vật thể.
  • Lác mắt: Một số người bị nhược thị có thể bị lác mắt, hai mắt không hướng về cùng một hướng.
  • Nheo mắt: Người bệnh có thể nheo mắt khi cố gắng nhìn vào một vật thể.
  • Khó khăn trong việc đánh giá độ sâu: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá độ sâu hoặc khoảng cách giữa các vật thể.
  • Khó nhìn trong điều kiện thiếu sáng: Người bệnh có thể gặp khó khăn khi nhìn trong điều kiện thiếu sáng hoặc khi lái xe vào ban đêm.
Nhược thị ở người lớn
Triệu chứng nhược thị ở người lớn

Ảnh hưởng của bệnh nhược thị ở người trưởng thành

Nhược thị không phải là một bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng của người bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị đúng cách thì sẽ có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Nếu điều trị bệnh quá muộn hoặc điều trị không đúng cách thì có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn không thể hồi phục.

Nhược thị gây suy giảm thị lực, giảm hiệu suất làm việc và học tập, suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nhược thị ở người trưởng thành nhìn chung khó điều trị hơn nhược thị ở trẻ em nhiều do cơ quan thị giác đã phát triển toàn diện, do đó để điều trị bệnh nhược thị, người bệnh cần tích cực điều trị với bác sĩ trong thời gian dài để thị lực được hồi phục từ từ.

Nhược thị ở người lớn
Ảnh hưởng của nhược thị

Nhược thị ở người lớn chữa được không?

Việc điều trị nhược thị càng sớm càng tốt sẽ giúp đạt được hiệu quả cao hơn. Nhược thị ở người lớn thường khó điều trị hơn so với trẻ em do não bộ đã ít khả năng thích nghi hơn.

Cách chữa nhược thị ở người lớn

Cách chữa nhược thị ở người lớn tùy theo việc xác định nguyên nhân nhược thị.

Điều trị nhược thị ở người lớn khi biết nguyên nhân

Nếu nguyên nhân gây bệnh nhược thị là do các bệnh về mắt như bị lác mắt, sẹo giác mạc hoặc đục thủy tinh thể,.. thì cần điều trị các bệnh trên như phẫu thuật thay thuỷ tinh thể. Bạn có thể tham khảo phương pháp phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể tại Mắt Việt An Đà Nẵng

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị,… thì cần chỉnh kính đúng độ cho bệnh nhân hoặc bệnh nhân nếu độ khúc xạ ổn định thì có thể phẫu thuật để điều chỉnh tật khúc xạ.

Nhược thị ở người lớn
Cách điều trị nhược thị ở người lớn

Tham khảo một số phương pháp phẫu thuật khúc xạ tại Mắt Việt An Đà Nẵng:

Điều trị nhược thị ở người lớn khi không biết nguyên nhân

Thực hiện các phương pháp hạn chế sử dụng mắt lành như bịt mắt, chỉnh kính,… đồng thời kích thích sự hoạt động của mắt lành như chỉnh kính, đeo kính liên tục.

Kích thích mắt nhược thị bằng cách che mắt lạnh và thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ như đọc sách, vẽ tranh, xâu hạt,…

Nhược thị ở người lớn
Kích thích mắt bị nhược thị hoạt động

Cách luyện mắt nhược thị ở người lớn

Luyện tập cho mắt nhược thị là điều quan trọng để điều trị nhược thị, kích thích mắt nhược thị được hoạt động.

  • Hạn chế thời gian sử dụng máy tính, điện thoại, tivi. Nên dành thời gian nghỉ ngơi sau mỗi 20-30 phút làm việc trước màn hình.
  • Áp dụng quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút, hãy nhìn ra xa một vật thể cách 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây để giúp mắt điều tiết và thư giãn.
  • Nhắm mắt thường xuyên: Nhắm mắt trong vài giây, sau đó mở mắt ra nhanh chóng. Lặp lại 3-5 lần để giúp mắt được thư giãn.
  • Massage mắt nhẹ nhàng khi nhắm mắt.
  • Chớp mắt thường xuyên khi sử dụng màn hình điện tử để tránh khô mắt, mỏi mắt.
  • Dùng khăn ấm chườm mắt để giảm căng thẳng và cải thiện lưu thông máu.
  • Thực hiện các bài tập đảo mắt theo các hướng: Trên, dưới, trái, phải, chéo góc để tăng cường cơ mắt.
Nhược thị ở người lớn
Luyện tập mắt nhược thị

Hướng dẫn phòng tránh nhược thị ở người lớn

Cách phòng tránh nhược thị là phòng tránh các bệnh gây nên nhược thị, điều trị sớm các bệnh này để không dẫn đến các biến chứng nhược thị.

Phát hiện sớm các vấn là nguyên nhân gây nhược thị như đục thủy tinh thể, lác mắt, sẹo giác mạc.

Nên đi khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, đặc biệt là nếu bạn có nguy cơ mắc nhược thị, chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc nhược thị, bị lác mắt, tật khúc xạ, hoặc chấn thương mắt. Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt có thể dẫn đến nhược thị, từ đó có thể điều trị kịp thời để ngăn ngừa nhược thị phát triển.

Nhược thị ở người lớn
Khám mắt thường xuyên để phòng ngừa nhược thị

Trên đây là những thông tin về bệnh nhược thị ở người lớn. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, bệnh nhân có thể liên hệ với Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được tư vấn và tìm hiểu thêm nhé!

Tìm hiểu thêm: Nhược thị ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bài viết có hữu ích không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *