Theo thông tin từ bộ y tế, Việt Nam có gần 3 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ, trong đó ⅔ trường hợp cận thị. Có thể thấy, áp lực học tập cùng với sự tiếp cận dễ dàng của các thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính,…) khiến tỷ lệ mắc tật khúc xạ tăng nhanh. Vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt và sức khỏe thị lực của trẻ em. Cùng Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu các nguyên nhân và cách phòng tránh các tật khúc xạ cho con em qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ ở trẻ em
Một số nguyên nhân gây tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em:
- Do yếu tố di truyền.
- Do giác mạc và thủy tinh thể có cấu trúc bất thường.
- Chế độ dinh dưỡng trong việc ăn uống chưa đảm bảo, thiếu vitamin A.
- Sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop… liên tục trong nhiều giờ.
- Đọc sách, học tập trong điều kiện ánh sáng kém thường xuyên.
- Nhìn gần khi xem tv, điện thoại, đọc sách quá nhiều.
Biểu hiện của trẻ em bị tật khúc xạ
Trẻ em có thể chưa nhận thức được khi nào bản thân mắc các tật khúc xạ. Phụ huynh có thể chú ý các biểu hiện để phát hiện con em của mình có bị mắc các tật khúc xạ hay không.
- Hay chảy nước mắt, dụi mắt và thường đau đầu.
- Đọc nhầm chữ, viết chữ nhầm.
- Cần đưa sách gần mắt để nhìn, không thấy rõ chữ trên bảng.
- Khi nhìn thường nghiêng đầu và nheo mắt.
Phụ huynh có thể theo dõi tình trạng thị lực của con bằng cách cho khám mắt định kỳ, vì có một số trường hợp tật khúc xạ ở trẻ biểu hiện không rõ ràng.
Cách phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ em?
Phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ, vệ sinh mắt và kiểm tra thường xuyên có thể giảm thiểu và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ:
- Điều chỉnh tư thế ngồi đúng cho con: ngồi ngay ngắn, đặt bàn ghế phù hợp với kích thước cơ thể, tránh cúi sát xuống bàn. Vai hơi mở ra phía sau, chân vuông góc với sàn, thân và đầu cần giữ thẳng.
- Khoáng cách xem tv tối thiểu 4m. Thời gian xem không quá 2 tiếng một ngày. Cần cho mắt nghỉ ngơi khoảng 10 phút sau mỗi 1 giờ đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị điện tử. Tránh để trẻ hoạt động mắt liên tục trong thời gian dài.
- Thiết kế không gian học tập, sinh hoạt hợp lý. Nên sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng ánh sáng nhân tạo. Đặt đèn bàn đối diện tay cầm bút.
- Lập chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc (8-10 tiếng một ngày), bổ sung vitamin tốt cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Chú ý tránh để trẻ tham gia các trò chơi có thể gây tổn thương đến mắt như: đánh khăng, bắn bi,…
- Hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng các bệnh ở mắt: có khăn mặt riêng, không dụi mắt,…
- Nếu con có các biểu hiện bất thường như: thường xuyên dụi mắt, đặt sách vở sát gần mắt, nghiêng đầu, hay viết, đọc nhầm chữ… thì cần cho trẻ đến khám mắt ngay. Hoặc thực hiện khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng/lần để có thể phát hiện và kịp thời điều chỉnh các tật khúc xạ ở trẻ.
Nên thường xuyên quan tâm đến sức khỏe thị lực của trẻ em để có thể phát hiện, điều trị sớm nếu trẻ mắc các tật khúc xạ. Tránh kéo dài, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng là địa điểm thăm khám, điều trị uy tín và an toàn, phụ huynh có thể an tâm tuyệt đối khi đưa con em đến kiểm tra.