Cận thị giả dễ bị nhầm lẫn với cận thị thông thường do những triệu chứng của cận thị giả giống cận thị thông thường. Nếu không chẩn đoán và điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thị lực. Cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết về cận thị giả qua bài viết sau đây.
Cận thị giả là gì?
Cận thị giả (Pseudomyopia) là một dạng triệu chứng rối loạn thị lực có dấu hiệu giống với cận thị thông thường. Khi đó, ảnh của vật sẽ hội tụ ở phía trước võng mạc giống y như tật cận thị do sự co thắt không ổn định của thể mi làm tăng tần suất khúc xạ của mắt.
Cận thị giả thường sẽ xuất hiện khi mắt phải làm việc, hoạt động quá tải gây suy giảm thị lực tạm thời, mắt nhìn vật sẽ mờ đi giống như cận thị.
Phân loại mức độ cận thị giả
Cận thị giả được chia làm 2 mức độ cơ thể và cơ năng, cụ thể như sau:
- Cận thị giả thực thể: Xuất hiện do hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích quá mức.
- Cận thị giả cơ năng: Xuất hiện sự mỏi thị giác hay khó chịu nhất thời của thị giác do làm việc quá tải.
Cận thị giả thường xuất hiện ở những người phải học tập, làm việc và sử dụng mắt liên tục, dẫn đến mắt bị quá tải do phải điều tiết liên tục trong thời gian dài, gây nên tình trạng suy giảm thị lực tạm thời.
Nguyên nhân gây cận thị giả
Nguyên nhân gây nên cận thị giả là do mắt phải liên tục làm việc trong thời gian dài với cự ly gần, lúc này mắt phải điều tiết liên tục dẫn đến tình trạng mỏi mắt, chảy nước mắt, đau mắt, đau đầu và dẫn đến các triệu chứng giống như cận thị. Ngoài ra, cận thị giả còn do các nguyên nhân như mắc phải các bệnh, chấn thương về mắt, viêm thể mi, sử dụng atropine trong thời gian dài.
Cận thị giả không khó để chẩn đoán, tuy nhiên máy đo mắt thông thường tại các cửa hàng mắt kính sẽ khó phát hiện và chẩn đoán đúng, dẫn đến việc xác định thành tật cận thị và đeo kính như bị cận thị.
Người bị cận thị giả nếu sử dụng kính cận lâu ngày thì mắt sẽ phải điều tiết để nhìn qua kính gọng, dẫn đến tật cận thị cố hữu.
Dấu hiệu nhận biết cận thị giả
Cận thị giả có dấu hiệu giống như cận thị thông thường, vì vậy nếu không quan sát và cảm nhận sự thay đổi thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn:
- Mỏi mắt, đau mắt.
- Chảy nước mắt.
- Khó nhìn xa hoặc nhìn tập trung vào một điểm ở xa.
- Cần nheo mắt để nhìn rõ.
Tuy nhiên, ở người bị cận thị giả thì chỉ cần để mắt nghỉ ngơi một thời gian thì thị lực sẽ trở về như bình thường.
Khi đo mắt ở các cửa hàng mắt kính, thông thường khi đo độ thì nhân viên sẽ bỏ qua bước nhỏ thuốc điều tiết mắt, dẫn đến các kết quả sai lệch khi kiểm tra.
Cận thị giả có nguy hiểm không?
Cận thị giả là vấn đề rối loạn thị lực tạm thời và không khó điều trị, tuy nhiên nếu bệnh bị chuẩn đoán sai thì cận thị giả có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thị lực.
Cận thị giả nếu được chăm sóc và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý thì thị lực có thể mau chóng quay lại bình thường, còn nếu chủ quan thì cận thị giả có thể tiến triển thành cận thị thật.
Cận thị giả có tự hết không?
Cận thị giả là triệu chứng tạm thời và có thể tự khỏi nếu mắt được nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Khi có dấu hiệu mỏi mắt, đau mắt vì làm việc liên tục, tốt nhất bạn nên để mắt được nghỉ ngơi và tránh xa các nguồn sáng có hại cho mắt.
Điều trị cận thị giả như thế nào?
Cận thị giả được điều trị rất đơn giản:
- Khi có dấu hiệu bị cận thị giả do liên tục làm việc ở khoảng cách gần, cần nhỏ mắt và nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định thì mắt sẽ tự điều tiết lại như bình thường.
- Nếu tình trạng vẫn không giảm, bạn cần phải được theo dõi và đeo kính để điều tiết mắt để mắt được hồi phục dần.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cứ 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi chừng 5-10 phút, thả lỏng mắt và nhìn xa để thư giãn.
- Kết hợp luyện tập và bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt.
Bị cận thị giả nên làm gì?
- Bị cận thị giả không khó để điều trị, tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách thì rất có thể dẫn đến cận thị thật.
- Người bị cận thị giả thì không cần đeo kính, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý thì mắt sẽ tự động hồi phục. Nếu tình trạng không thuyên giảm thì cần gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng kính đeo chuyên dụng.
- Nếu không bị cận và vẫn đeo kính thì sẽ tạo áp lực lên mắt, khiến mắt phải điều tiết liên tục, thị lực dẫn suy yếu dẫn đến bị cận thị nặng, bong võng mạc và dẫn đến bị mù.
- Khám mắt định kỳ và khi có các triệu chứng nhìn mờ, mỏi mắt để được xác định đúng tình trạng của mắt.
Cận thị giả là trường hợp thường gặp ở học sinh, sinh viên, dân văn phòng làm việc trong thời gian dài dẫn đến mỏi mắt, thị lực suy yếu. Khi có các dấu hiệu bất thường thì không nên tự đi đo kính bên ngoài mà cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được kiểm tra. Để biết thêm thông tin về cận thị giả, bệnh nhân có thể liên hệ với Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được tư vấn thêm.