Viễn thị bẩm sinh là bệnh nguy hiểm ở trẻ em cần phải có phương pháp can thiệp kịp thời. Cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé!
Viễn thị bẩm sinh là gì?
Viễn thị bẩm sinh là tình trạng trẻ vừa sinh ra đã có những tổn thương ở giác mạc khiến hình ảnh vào mắt bị biến dạng dẫn đến viễn thị. Viễn thị bẩm sinh thường có dấu hiệu di truyền, nếu gia đình có người mắc viễn thị nặng thì trẻ cũng sẽ có khả năng bị viễn thị thị rất cao.
Viễn thị bẩm sinh gồm mấy loại?
Viễn thị bẩm sinh được chia thành hai loại sau:
- Viễn thị khúc xạ: Viễn thị xảy ra khi lực khúc xạ của thuỷ tinh thể và giác mạc thấp trong khi đó trục nhãn cầu vẫn bình thường. Đây được xem là viễn thị ở mức độ nhẹ.
- Viễn thị trục: Viễn thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá ngắn và lực khúc xạ của giác mạc và thuỷ tinh thể vẫn bình thường. Viễn thị trục thường gây ra viễn thị nặng cho trẻ.
Nguyên nhân gây ra viễn thị bẩm sinh
Phần lớn nguyên nhân gây ra tật viễn thị bẩm sinh là do trẻ bị di truyền từ cha mẹ, trẻ bẩm sinh đã có trục nhãn cầu ngắn, giác mạc dẹp xuống khiến hình ảnh không thể hội tụ trên võng mạc mà hội tụ phía sau võng mạc.
Các nguy cơ có thể gia tăng tỷ lệ viễn thị bẩm sinh ở trẻ:
- Di truyền từ người thân trong gia đình.
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng khiến trẻ bị thiếu các nhóm chất cần thiết cho mắt, khiến trục nhãn cầu và độ khúc xạ không tăng lên dẫn đến bị viễn thị bẩm sinh.
Dấu hiệu trẻ bị viễn thị bẩm sinh là gì?
Trẻ em bị viễn thị sẽ bị hạn chế tầm nhìn gần, trong khi nhìn xa thì vẫn rõ, tuy nhiên do trẻ còn nhỏ nên thường sẽ không tự nhận thức được và không cho người lớn biết. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý theo dõi các biểu hiện và các dấu hiệu viễn thị ở trẻ.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị viễn thị bẩm sinh:
- Trẻ hay nheo mắt, dụi mắt khi nhìn các vật ở gần như quan sát đồ chơi, đọc sách, xem truyện tranh.
- Trẻ hay thường xuyên bị mỏi mắt do phải điều tiết mắt liên tục để nhìn các vật ở gần.
- Trẻ dễ bị xao nhãng, mất tập trung khi đọc sách, học bài.
- Trẻ có dấu hiệu bị lé trong.
Khi trẻ đã xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên thì tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám tại các bệnh viện nhãn khoa để được thăm khám, chẩn đoán một cách chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp với trẻ.
Bệnh viễn thị bẩm sinh có gây nguy hiểm hay không.
Viễn thị bẩm sinh ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như lác mắt, nhược thị, hay nặng hơn là mù lòa vĩnh viễn.
- Viễn thị nhẹ: Trẻ vẫn có thể tự điều tiết mắt để nhìn rõ cách vật ở gần, tuy nhiên lâu ngày sẽ dẫn đến mỏi mắt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
- Viễn thị nặng: Viễn thị nặng, nếu lên tới 6 diop thì trẻ sẽ phải mang kính để có thể nhìn rõ các vật ở gần. Trường hợp bị biến chứng nặng còn có thể dẫn đến lác mắt, nhược thị hay thậm chí là mù loà.
Viễn thị bẩm sinh có thể chữa được không?
Viễn thị bẩm sinh có thể can thiệp điều trị và chữa khỏi hoàn toàn được, có 2 phương pháp điều trị viễn thị bẩm sinh phổ biến như sau:
Chữa viễn thị bẩm sinh bằng phẫu thuật
Trẻ bị viễn thị bẩm sinh có thể can thiệp bằng phẫu thuật để điều trị dứt điểm hoàn toàn, tuy nhiên đây là phương pháp chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Vì vậy nếu muốn điều trị bằng phẫu thuật thì chỉ có thể đợi đến 18 tuổi và được thăm khám, chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị viễn thị và các tật khúc xạ khác có thể kể đến như: LASIK, phẫu thuật LASEK, phẫu thuật PRK, phẫu thuật CK,… cách phẫu thuật này điều can thiệp và tác động đến hình dạng của giác mạc nhầm khắc phục tật viễn thị.
Chữa viễn thị bẩm sinh bằng cách đeo kính
Khi trẻ dưới 18 tuổi thì sử dụng kính viễn thị là cách điều trị và khắc phục tạm thời tật viễn thị hiệu quả nhất. Kính viễn thị sử dụng một thấu kính, giúp ánh sáng vào mắt được hội tụ đúng điểm trên võng mạc, từ đó trẻ có thể nhìn rõ khi đeo kính. Sử dụng kính gọng còn giúp kiểm soát độ viễn hiệu quả.
Có 3 loại kính viễn phổ biến:
- Kính gọng viễn thị: Đây là loại kính viễn cơ bản nhất, dễ sử dụng nhất. Trẻ có thể dễ dàng đeo và tháo ra, khi chọn kính viễn cần chọn loại kính gọn nhẹ, phù hợp với trẻ và quan trọng nhất là đúng với độ viễn của trẻ.
- Kính áp tròng mềm: Hoạt động giống như kính gọng thông thường nhưng đỡ vướng víu hơn khi kính áp tròng được đeo áp sát trực tiếp vào mắt. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản.
- Kính áp tròng cứng: Đây là loại kính đeo khi ngủ nhằm điều chỉnh lại hình dạng ó giác mạc, giúp trẻ có thể nhìn rõ vào hôm sau mà không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng.
Cách chăm sóc trẻ bị viễn thị bẩm sinh cho phụ huynh tham khảo
Phụ huynh cần chăm sóc mắt cho trẻ đúng cách để hạn chế tăng độ và giúp mắt trẻ luôn khỏe mạnh:
- Đeo kính đúng với độ viễn của trẻ, nếu đeo kính lệch độ thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến mắt và có thể dẫn đến tăng độ.
- Cần sử dụng kính đúng cách và thường xuyên để giúp mắt trẻ được nhìn một cách thoải mái nhất.
- Nếu trẻ đã đeo kính mà vẫn bị lác thì cần phẫu thuật chỉnh lác mắt cho trẻ.
- Trường hợp trẻ bị biến chứng sang nhược thị thì cần có biệt pháp tập nhược thị để phục hồi thị lực.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho thị lực cho trẻ.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khoẻ mắt của bé và có biện pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viễn thị bẩm sinh ở trẻ. Để biết thêm thông tin hoặc có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được tư vấn ngay nhé!
Xem thêm bài viết liên quan: