Loạn thị bẩm sinh: nguyên nhân, biểu hiện, và cách khắc phục

Loạn thị bẩm sinh ở trẻ nhỏ là trường hợp không hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến thi lực của trẻ. Vậy đây là bệnh như thế nào? cách điều trị và khắc phục ra sao? Hãy cùng Bệnh viện mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Loạn thị bẩm sinh là bệnh gì?

Loạn thị bẩm sinh là tình trạng trẻ nhỏ từ khi ra đã có những thương tổn trong cấu trúc ở mắt. Mắt có hình dạng bất thường mà không phải hình cầu như thông thường thường từ khi mới sinh ra, tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên mắt.

loạn thị bẩm sinh
Loạn thị bẩm sinh ở trẻ

Tham khảo thêm: Loại thị ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu cà cách phòng ngừa

Nguyên nhân gây ra loạn thị bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia nhãn khoa, hiện tại chưa có nguyên nhân cụ thể dẫn đến loạn thị bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Một số yếu tố có thể dẫn đến loạn thị bẩm sinh ở trẻ như:

  • Chấn thương liên quan đến mắt trong quá trình sinh.
  • Người mẹ bị nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai.
  • Trẻ bị di truyền do có cha hoặc mẹ bị loạn thị, tiền sử rối loạn ở mắt.
loạn thị bẩm sinh
Loạn thị bẩm sinh hiện vẫn chưa tìm nguyên nhân chính xác

Biểu hiện của trẻ bị loạn thị bẩm sinh

Khi trẻ bị loạn thị bẩm sinh, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thị lực. Để nhận biết được trẻ có bị loạn thị bẩm sinh hay không, phụ huynh có thể quan sát các biểu hiện sau:

  • Mắt bị mờ, méo mó khi nhìn vật dù ở gần hay ở xa.
  • Tình trạng nhìn méo mó xảy ra ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt.
  • Hay nhức đầu ở vùng trán, gần 2 bên thái dương.
  • Mỏi mắt và khi nhìn lâu có hiện tượng chảy nước mắt,
  • Khi nhìn tập trung vào một vật sẽ xuất hiện 2-3 bóng mờ.
  • Trẻ khi bị loạn thị bẩm sinh sẽ thường nheo mắt, hay dụi mắt khi chơi đùa, nhìn xa.
loạn thị bẩm sinh
Nhìn mờ, nhìn vật bị méo mó là dấu hiệu của loạn thị bẩm sinh

Bệnh loạn thị bẩm sinh có nguy hiểm không?

Mức độ ảnh hưởng và nguy hiểm của loạn thị bẩm sinh sẽ tuỳ thuộc theo độ loạn thị, cụ thể như sau:

  • Loạn thị nhẹ: Loạn thị dưới diop được xem là nhẹ và không ảnh hưởng đến thị lực.
  • Loạn thị vừa: Loạn thị từ 1 đến 2 diop là loạn thị ở mức độ vừa, người bệnh sẽ có triệu chứng khó chịu, đau đầu.
  • Loạn thị nặng: Loạn thì trên 3 diop được xem là loạn thị nặng, lúc này nếu không điều trị sẽ có thể dẫn đến nhược thị.

Loạn thị bẩm sinh vốn không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên loạn thị bẩm sinh vẫn có thể tăng độ như loạn thị và cận thị thông thường. Điều quan trọng khi trẻ bị loạn thị bẩm sinh là phụ huynh cần phải quan sát, theo dõi và có biện pháp điều trị phù hợp để trẻ không bị tăng độ quá nhanh.

Đối với những trẻ bị loạn thị bẩm sinh trên 2 diop, phụ huynh cần đưa bé đi khám thường xuyên để tránh độ loạn tăng cao dẫn đến nhược thị. Còn những trẻ bị loạn thị nhẹ thì cần khám mắt định kỳ để kiểm tra độ nhược thị.

loạn thị bẩm sinh
Loạn thị nặng có thể dẫn đến nhược thị

Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của trẻ bị loạn thị bẩm sinh

Để kiểm tra mức độ loạn thị của trẻ, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước chẩn đoán sau:

Bước 1: Kiểm tra thị lực

Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng nhìn của bệnh nhân thông qua bảng chữ cái với khoảng cách 6 mét. Thị lực đạt chuẩn 20/20 là bé có thể nhìn thấy những vật cách xa 6 mét.

Bước 2: Đo khúc xạ

Bác sĩ sẽ đo khúc xạ bằng một chiếc kính lớn đeo trước mặt (phoropter) cho bé. Qua đó bác sĩ sẽ xác định được kính nào giúp bé nhìn rõ nhất. Bên cạnh đó, phương pháp soi đáy mắt cũng được bác sĩ áp dụng để kiểm tra thị lực của mắt.

Bước 3: Kiểm tra với máy Keratometry

Máy Keratometry giúp hỗ trợ để đo độ cong ở trung tâm giác mạc, giúp xác định độ cong lớn và nhỏ nhất ở giác mạc. Bác sĩ sẽ thông qua kết quả đó mà xác định được hình dạng giác mạc, bên cạnh đó xác định độ của kính sát tròng, kiểm tra hình dạng giác mạc sau khi phẫu thuật.

Bước 4: Kiểm tra hình dạng giác mạc

Kiểm tra hình dạng giác mạc giúp bác sĩ nắm bắt được rõ nhất hình dạng giác mạc mắt của trẻ, giúp xác định được phương án phẫu thuật, hoặc chẩn đoán chứng loạn dưỡng giác mạc gây nên chứng nhược thị.

loạn thị bẩm sinh
Kiểm tra để biết được độ loạn thị chính xác của trẻ

Có thể chữa loạn thị bẩm sinh không?

Loạn thị bẩm sinh có thể chữa được với nhiều phương pháp khác nhau như:

Chữa loạn thị bẩm sinh cho bé dưới 18 tuổi

  • Nếu tật loạn thị của trẻ thuộc loại nhẹ, không gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ thì sẽ không cần dùng đến biện pháp điều trị.
  • Với trẻ em bị loạn thị bẩm sinh ở mức vừa thì kính gọng hoặc kính áp tròng là lựa chọn phù hợp giúp bệnh nhân có thể nhìn rõ vật. Đeo kính giúp bù đắp sự không đồng điều của giác mạc, ánh sáng vào mắt sẽ được hội tụ đúng vị trí trên võng mạc, hình ảnh vào mắt sẽ được rõ hơn.
  • Trường hợp trẻ bị loạn thị quá nặng thì cần phải can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh độ loạn thị. Tuy nhiên trẻ em dưới 18 tuổi được khuyến cáo không nên phẫu thuật khúc xạ vị độ loạn chưa ổn định, nên cần đợi đủ tuổi để phẫu thuật.
loạn thị bẩm sinh
Kiểm soát loạn thị cho trẻ dưới 18 tuổi.

Chữa dứt điểm loạn thị bẩm sinh khi trẻ đủ 18 tuổi trở lên

Phẫu thuật được xe làm biện pháp chữa dứt điểm loạn thị bẩm sinh. Phương pháp này phù hợp cho người trên 18 tuổi và có độ loạn thị ổn định, một số phương pháp phẫu thuật điều trị loạn thị hiệu quả hiện nay như: Femto Lasik, Relex Smile, Phakic ICL,…

Theo chuyên gia nhãn khoa, khả năng hồi phục của bệnh nhân loạn thị bẩm sinh sau khi phẫu thuật rất cao và không tái loạn thị. tuy nhiên một số trường hợp bị loạn thị quá nặng thì bệnh cận cần phải đeo kính hỗ trợ dù đã thực hiện phẫu thuật.

loạn thị bẩm sinh
Phẫu thuật là cách điều trị khúc xạ hiệu quả nhất

Chăm sóc trẻ bị bệnh loạn thị bẩm sinh cần lưu ý điều gì?

Nếu trẻ em bị loạn thị bẩm sinh thì phụ huynh cần có những phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp để độ loạn thị được ổn định và không tiến triển quá nhanh:

  • Sử dụng kính gọng đúng cách. Dùng kính đúng độ loạn và nên đi kiểm tra định kỳ, thay kinh theo yêu cầu của bác sĩ. Nên chọn mua loại kính có thêm chức năng chống tia UV, chống ánh sáng xanh để mắt được bảo vệ tốt hơn trước các yếu tố gây hại.
  • Để trẻ được sinh hoạt và học tập một cách khoa học: Bố trí chỗ học tập hợp lý, đầy đủ ánh sáng và hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu.
  • Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, mắt cách bàn khoảng 30cm, ngồi với tư thế thẳng lưng, tay song song với mặt đất.
  • Tập thể dục, thư giãn cho mắt: Hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập hàng ngày để mắt trẻ được thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Chủ động đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ để kiểm soát độ cận và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như vitamin A, tinh bột, chất đạm, đường, chất béo và chất khoáng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ phát triển toàn diện, trong đó có đôi mắt.
loạn thị bẩm sinh
Cho trẻ trẻ tham gia các hoạt động thể chất để tăng sức đề kháng cho trẻ

Trên đây là những thông tin về bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ. Loạn thị bẩm sinh không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không kiểm soát tốt thì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho thị lực của trẻ. Vì vậy phụ huynh cần chủ động quan tâm và phòng ngừa từ sớm. Nếu còn thắc mắc gì cần tư vấn, vui lòng liên hệ Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được giải đáp ngay ghé

Tham khảo bài viết liên quan:

Bài viết có hữu ích không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *