Cận thị và viễn thị là 2 tật khúc xạ phổ biến và điều làm suy giảm tầm nhìn của người bệnh và rất dễ bị nhẫm nếu không được thăm khám đúng cách. Vậy cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu thêm về cách phân biệt giữa cận thị và viễn thị và cách điều trị hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.
Cận thị và viễn thị là gì?
Cận thị và viễn thị là tên gọi của 2 loại tật cận thị phổ biến hiện nay, cả cận thị và viễn thị điều gây suy giảm thị lực, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và học tập của người mắc phải.
Phân biệt cận thị và viễn thị:
- Cận thị: Tia sáng đi vào mắt hội tụ phía trước võng mạc thay vì tập trung ở võng mạc, người bị cận thị có thể nhìn rõ được vật ở gần nhưng không thể nhìn thấy các vật ở xa.
- Viễn thị: Tia sáng đi vào mắt hội tụ phía sau võng mạc thay vì tập trung ở võng mạc, người bị viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng không thể nhìn rõ các vật ở gần.
Tìm hiểu thêm: Mổ mắt cận: Điều kiện và các phương pháp mổ cận phổ biến
Cách phân biệt triệu chứng khi bị cận thị và viễn thị
Triệu chứng giống nhau giữa cận và viễn thị
Vì điều là tật khúc xạ làm suy giảm thị lực nên cận thị và viễn thị vẫn có những triệu chứng giống nhau như:
- Thường xuyên bị đau, mỏi mắt, khô mắt, đau nhức đầu khi phải tập trung nhìn.
- Phải căng mắt mà tập trung để nhìn 1 vật.
- Thường xuyên chảy nước mắt.
- Mắt nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Triệu chứng khác nhau giữa cận và viễn thị
- Cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần như khi đọc sách, xem điện thoại ở khoảng cách gần.
- Viễn thị thì không thể nhìn rõ được các vật ở gần mà phải đưa ra xa để nhìn rõ.
Phân loại về mức độ nguy hiểm
Cận thị và viễn thị đều làm ảnh hưởng đến thị lực và làm suy giảm tầm nhìn của người bệnh, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau:
- Mức độ nhẹ (Cận thị dưới 3 diop, Viễn thị dưới 2 diop) Người bệnh có thể gặp một số khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ mắt.
- Mức độ trung bình (Cận thị từ 3 đến 6 diop, Viễn thị từ 2 đến 5 diop) Người bệnh gần như phải đeo kính để sinh hoạt, học tập và làm việc, có thể gặp nhiều trở ngại và bất tiện trong các hoạt động vận động, thể thao,…
- Mức độ nặng (Cận trên 6 diop, Viễn thị trên 5 diop) Thị lực yếu đi đáng kể và có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt.
Tác hại của cận và viễn thị gây ra
Cận thị và viễn thị điều làm ảnh hưởng đến chất lượng thị giác, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa.
Biến chứng của cận thị:
- Nguy cơ bong võng mạc, rách võng mạc.
- Đục thuỷ tinh thể.
- Thoái hoá điểm vàng ở mắt.
- Nguy cơ tăng nhãn áp
Biến chứng của viễn thị:
- Nguy cơ bị nhược thị
- Bị lác mắt.
Cách khắc phục và điều trị
Đeo kính gọng, áp tròng
Đây là cách phổ biến để cải thiện thị lực tạm thời dành cho người bị cận thị và viễn thị, người bị cận thị sẽ sử dụng thấu kính phân kỳ còn người viễn thị sẽ đeo thấu kính hội tụ.
Bên cạnh đó, kính áp tròng cũng là một lựa chọn có chức năng tương tự, tuy nhiên cần phải cẩn thật trong quá trình sử dụng để tránh gây nhiễm trùng hoặc tổn thương giác mạc.
Sử dụng kính áp tròng Ortho-K
Kính áp tròng Ortho- K là một loại kính áp tròng cứng được sử dụng vào ban đêm để đem lại thị lực rõ cho người dùng vào ban ngày.
Phương pháp Ortho- K được sử dụng cho những trường hợp có độ cận nhẹ và ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em.
Khám và phẫu thuật để khôi phục thị lực
Hiện nay, cách để loại bỏ độ cận hoàn toàn là phẫu thuật xoá cận. Phẫu thuật xoá cận là các nhanh chóng, hiệu quả và an toàn để khôi phục lại thị lực cho bạn.
Các phương pháp phẫu thuật xoá cận phổ biến:
Trên đây là những thông tin về tật khúc xạ cận thị và viễn thị. Tuy có nhiều điểm giống và khác nhau nhưng điều gây ảnh hưởng đến thị lực và sinh hoạt của người bệnh. Để loại bỏ tật cận thị, viễn thị hoàn toàn thì phương pháp phẫu thuật là lựa chọn hiệu quả nhất cho bạn. Để biết thêm về các phương pháp xoá cận, vui lòng liên hệ Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được tư vấn khá xoá cận ngay nhé!