Cận thị ở trẻ em: Nguyên nhân và lưu ý cần biết

Độ tuổi cận thị ngày càng trẻ hoá, nhất là cận thị ở trẻ em đang ở độ tuổi đi học. Việc phát hiện cận thị sớm sẽ giúp bạn kiểm soát được độ cận cho trẻ và có những biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Cùng Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng tìm hiểu nguyên nhân và những lưu ý khi điều trị cận thị cho trẻ em thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân cận thị ở trẻ em

Ở tình trạng mắt bình thường, ánh sáng khi vào mắt sẽ được hiển thị ở võng mạc, não bộ sẽ dựa vào hình ảnh đó để phân tích và hiểu hình ảnh. Ở mắt cận thị, ánh sáng vào mắt sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc như bình thường.

Một số nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em:

  • Nguyên nhân di truyền: Trẻ em có cha hoặc mẹ bị cận thị thì cũng sẽ có tỷ lệ mắc cận thị cao hơn bình thường.
  • Trẻ thiếu ngủ, ít ngủ: Trẻ học nhiều và thiếu ngủ có thể dẫn đến cận thị.
  • Môi trường: Trẻ thiếu thời gian sinh hoạt vận động ngoài trời.
  • Mắt thường xuyên nhìn gần khi đọc sách, học tập, viết chữ.
  • Xem các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, máy tính quá nhiều.
  • Học tập, sinh hoạt trong môi trường thiếu sáng hoặc ánh sáng quá mạnh, lâu dần có thể ảnh hưởng đến thị lực,
  • Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng,… không phù hợp.

cận thị ở trẻ em

Dấu hiệu trẻ bị cận thị

Một số dấu hiệu cận thị ở trẻ em:

  • Muốn nhìn rõ một vật thì phải cầm gần và kê sát gần mắt.
  • Khi nhìn xa phải nheo mắt.
  • Gặp khó khăn khi đọc chữ trên bảng, biển hiệu trên đường.
  • Mắt bị nhức mỏi hoặc chảy nước mắt khi nhìn lâu, xem TV, điện thoại,…

Ở trẻ em, đặt biệt là trẻ nhỏ sẽ không tự nhận thức được đúng tình trạng mắt của mình, vì vậy, phụ huynh cần chủ động quan sát các dấu hiệu bất thường ở trẻ.

cận thị ở trẻ em

Các biện pháp kiểm soát và điều trị cận thị ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ, độ cận thị chưa ổn định và có thể tăng nhanh nếu không được phát hiện và kiểm soát từ sớm.

Một số biện pháp kiểm soát cận và điều trị cận thị sớm ở trẻ:

  • Đeo kính gọng: Đây là phương pháp phổ biến để kiểm soát cận thị ở trẻ, giúp trẻ có thể nhìn rõ vật mà không cần điều tiết mắt quá nhiều. Tuy nhiên phương pháp này vẫn không hoàn toàn ngăn được sự tiến triển độ cận, trẻ vẫn có thể tăng từ 0,5-1.0 độ diop mỗi năm.
  • Sử dụng kính áp tròng: Đây là phương pháp phù hợp cho những trẻ không quen đeo kính gọng, trẻ thay vì đeo kính gọng thì sẽ đeo kính áp tròng có độ cận phù hợp với từng mắt. Tuy nhiên, sử dụng kính áp tròng có để mang lại nguy cơ nhiễm trùng giác mạc, vì vậy cần lưu ý trong khi sử dụng và vệ sinh.
  • Sử dụng kính Kính Ortho-K (Orthokeratology): Đây Là một phương pháp sử dụng kính 1 loại áp tròng cứng đặc biệt dùng để đeo vào ban đêm nhằm điều chỉnh giác mạc tạm thời giúp khắc phục tầm nhìn xa mờ vào ban ngày. Đeo kính Ortho-K khi ngủ, vào ban ngày trẻ cho thể nhìn rõ mà không cần đeo kính gọng.
  • Bên cạnh đó, phụ huynh cần bổ sung dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu Vitamin A, đưa trẻ đi tái khám thường xuyên để được tư vấn phương pháp kiểm soát độ cận phù hợp nhất với trẻ.

cận thị ở trẻ em

Cận thị ở trẻ em là vấn đề thường gặp, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực lâu dài của trẻ, vì vậy phụ huynh cần chủ động trong việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi thăm khám sớm để có phương pháp điều trị phù hợp. Để biết thêm thông tin về vấn đề cận thị ở trẻ, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng để được tư vấn thêm.

Bài viết có hữu ích không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *