Tình trạng cận thị học đường đang là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, tỷ lệ cận thị của trẻ trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Nguyên nhân cận thị học đường
Cận thị là do ánh sáng thu vào mắt và hội tụ phía trước võng mạc thay vì phía trên võng mạc, cận thị xảy ra khi mà chiều dài trục nhãn cầu dài hơn hoặc thuỷ tinh thể, giác mạc cong hơn bình thường.
Có 2 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cận thị học đường:
- Do di truyền: Trẻ em có thể bị di truyền cận thị từ bố hoặc mẹ, theo nguyên cứu có đến 24 gen liên quan đến việc phát triển cận thị, tuy nhiên đây chỉ chiếm một tỷ lệ thấp.
- Do lối sống sinh hoạt: Ảnh hưởng từ lối sống sinh hoạt như học tập, xem TV, lạm dụng các thiết bị điện tử, áp lực học hành,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cận thị học đường.
Dấu hiệu cận thị học đường
Ở trẻ nhỏ, các em thường không có khái niệm và kiến thức đúng đắn về cận thị, vì vậy thường khi được phát hiện thì độ cận đã cao và buộc phải đeo kính cận từ rất sớm, vì vậy phụ huynh và cả giáo viên cần quan sát những dấu hiệu bất thường về thị lực của con em mình.
Các dấu hiệu cận thị học đường của trẻ:
- Hay kê sát mắt vào vật để nhìn rõ vật.
- Phải nheo mắt để nhìn xa.
- Phải cúi mắt xuống bàn để đọc sách, viết chữ.
- Thường xuyên viết chậm, viết thiếu nội dung được ghi trên bản.
- Hay dụi mắt, chớp mắt.
- Thấy thường xuyên mỏi mắt và chảy nước mắt.
Tìm hiểu thêm: Cận thị ở trẻ em: Nguyên nhân và lưu ý cần biết
Cách phòng tránh cận thị học đường
Để phòng tránh cận thị học đường, cần có sự quan tâm và phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường:
- Bố trí ánh sáng đủ trong phòng học, không để phòng quá tối, đầy đủ ánh sáng, ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
- Bàn ghế được bố trí rộng rãi, thoải mái và phù hợp với chiều cao của học sinh.
- Không nằm và quỳ,… khi học sách, học bài.
- Ngồi học đúng tư thế, thẳng lưng và có khoảng cách phù hợp giữa mắt với bàn học là 30-40 cm.
- Sử dụng vở và sách được in ấn rõ nét và phù hợp với cấp học của trẻ.
- Không xem Tv, điện thoại máy tính quá lâu, giữ khoảng cách phù hợp với màn hình và không nên xem quá 45 phút mỗi lần xem.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất để tăng sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ.
- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho mắt như vitamin A, C, E từ cá, thịt trứng và rau củ quả để tăng cười sức khoẻ mắt.
- Khám mắt thường xuyên 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm tật cận thị nếu có.
Cận thị học đường là tình trạng gây nhiều lo lắng cho phụ huynh, vì vậy cần thăm khám mắt định kỳ, đặc biệt là trẻ đã có tật cận thị để được theo dõi sức khoẻ mắt và được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Khám mắt định kỳ tại Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng với máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe thị lực cho con em mình ngay từ sớm.